ClockThứ Sáu, 19/07/2019 22:17

ADB: Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu

TTH - Nhờ sự hỗ trợ của nhu cầu trong nước giúp khu vực chống lại căng thẳng thương mại toàn cầu, khu vực châu Á đang phát triển sẽ duy trì đà tăng trưởng vừa phải trong giai đoạn 2019 – 2020, báo cáo mới nhất của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thông tin.

EU cảnh báo căng thẳng thương mại gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầuCăng thẳng thương mại phủ bóng lên triển vọng kinh tế EurozoneNguy cơ suy thoái toàn cầu tăng do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề tiêu cựcCăng thẳng thương mại toàn cầu leo thang tác động đến tăng trưởng của ASEAN-5

Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định. Ảnh: UrduPoint. com

Trong văn bản bổ sung cho báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO), ADB duy trì dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển ở mức 5,7% trong năm 2019 và 5,6% trong năm 2020, không thay đổi so với mức dự báo đã đưa ra trước đó vào tháng tư. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với số liệu ghi nhận đạt 5,9% của năm 2018. Ngoại trừ các nền kinh tế công nghiệp hóa mới như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, triển vọng tăng trưởng của những khu vực này đã được điều chỉnh giảm từ 6,2% xuống 6,1% trong năm 2019 và duy trì như vậy cho đến năm 2020.

Nhà kinh tế trưởng của ADB Yasuyuki Sawada nhận định, bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khu vực vẫn duy trì được đà tăng trưởng vừa phải. Tuy nhiên, cho đến khi 2 nền kinh tế lớn đạt được thỏa thuận, có thể bất ổn vẫn sẽ phủ bóng lên triển vọng khu vực.

Xét về tiểu vùng, khu vực Nam Á có triển vọng rất mạnh mẽ, với tăng trưởng dự kiến đạt 6,6% trong năm 2019, sau đó tăng nhẹ lên thành 6,7% vào năm 2020, mặc dù thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng tư.

Do tăng trưởng chậm lại của Hàn Quốc, Đông Á sẽ chứng kiến đà tăng trưởng giảm xuống còn 5,6%. Nền kinh tế lớn nhất tiểu vùng – Trung Quốc sẽ có triển vọng tăng trưởng không đổi, vào khoảng 6,3% trong năm 2019 và 6,1% trong năm 2020, nhờ vào hỗ trợ chính sách giúp bù đắp sự sụt giảm về nhu cầu nội địa và bên ngoài.

Đối với Đông Nam Á, triển vọng tăng trưởng giảm nhẹ xuống còn mức 4,8% trong năm 2019 và 4,9% trong năm 2020 do bế tắc trong lĩnh vực thương mại và sự sụt giảm của nhóm hàng điện tử.

Trong giai đoạn này, tại Trung Á, triển vọng của khu vực tăng lên mức 4,3%, nhờ vào triển vọng tăng trưởng của Kazakhsan được cải thiện. Đến năm 2020, triển vọng là vào khoảng 4,2%. Triển vọng tăng trưởng của Thái Bình Dương vẫn không thay đổi, duy trì ở mức 3,5% trong năm 2019 và 3,2% trong năm 2020.

Trong một thông tin khác có liên quan, các dự báo lạm phát của châu Á có thể sẽ tăng từ 2,5% lên thành 2,6% trong cả 2 năm 2019 và 2020, phản ánh tác động của giá dầu tăng và rất nhiều yếu tố nội địa khác như dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại một số quốc gia châu Á.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top