Thế giới

Ai Cập chấp thuận để FBI tham gia điều tra vụ tai nạn máy bay A321

ClockThứ Tư, 11/11/2015 15:07
TTH.VN - Ai Cập chấp thuận sự tham gia của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) và các chuyên gia khác của Mỹ trong quá trình điều tra vụ tai nạn máy bay A321 của Nga rơi ở Ai Cập hồi cuối tháng trước, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn với CNN ngày hôm qua (10/11).

FBI và các chuyên gia khác của Mỹ sẽ tham gia vào quá trình điều tra vụ tai nạn máy bay A321 của Nga. Ảnh: Sputnik.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết, "Ai Cập đã nhận được từ phía Mỹ lời đề nghị tham gia cuộc điều tra và đã chấp thuận ngay lập tức. Ai Cập đã chấp nhận sự tham gia của các nhà điều tra Mỹ - những người đang liên kết với các nhà sản xuất động cơ để trở thành thành viên của đội điều tra, và họ được tự do kết hợp với bất kỳ đơn vị cố vấn nào mà họ cho là cần thiết để thực hiện các trách nhiệm", Ngoại trưởng Shoukry nhấn mạnh.

Theo thông báo của kênh truyền hình kèm dẫn nguồn một quan chức Mỹ thân cận với cuộc điều tra, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ - cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn giao thông dân dụng, đã nhận được yêu cầu của Ai Cập về việc đưa các chuyên gia về động cơ vào đội điều tra.

Dữ liệu của nguồn tin cho biết, để tập hợp đội ngũ các chuyên gia, cơ quan này đang chờ phía Ai Cập cung cấp thông tin chính xác về các động cơ của máy bay A321, vốn do nhà sản xuất Pratt & Whitney của Mỹ chế tạo.

Ngày 31/10 vừa qua, máy bay Airbus A321 đang hoạt động của hãng hàng không Nga Kogalymavia đã rơi ở Bán đảo Sinai của Ai Cập. Tất cả 224 người trên máy bay đều đã thiệt mạng. Vụ tai nạn này đã trở thành thảm họa hàng không dân dụng lớn nhất trong lịch sử nước Nga và Liên Xô tính đến nay.

Bảo Nghi (lược dịch từ CNN & Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29

Sau hai tuần đàm phán căng thẳng, hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) được tổ chức tại thủ đô Baku của Azerbaijan đã bế mạc vào sáng nay (24/11), với một số thoả thuận đạt được. Dưới đây là một số điểm chính từ COP29:

Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29
Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top