Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Tăng mạnh nhu cầu về ứng dụng fintech

ClockThứ Sáu, 02/07/2021 08:48
TTH.VN - Một báo cáo mới của Hãng tư vấn tiếp thị Appsflyer phát hiện rằng, các ứng dụng fintech (công nghệ tài chính) đang nhanh chóng trở nên phổ biến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời cũng đang chiếm ưu thế tại những khu vực khác.

Singapore đứng đầu châu Á - Thái Bình Dương về fintechNgành công nghiệp Fintech Đông Nam Á dự kiến vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2025

Người dùng thực hiện hình thức thanh toán bằng ví điện tử. Ảnh minh họa: BNews/TTXVN

Báo cáo đã theo dõi dữ liệu về việc sử dụng ứng dụng tài chính toàn cầu, trên 5 danh mục ứng dụng. Chúng bao gồm các ngân hàng kỹ thuật số, ngân hàng truyền thống, các dịch vụ tài chính, cho vay, và đầu tư.

Theo đó, có hơn 1.230 ứng dụng fintech có sẵn ở châu Á - Thái Bình Dương, và các nhà tiếp thị đã chi 244 triệu USD để có được người dùng mới chỉ trong năm 2020.

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổng cộng 2,7 tỷ lượt cài đặt đã được thực hiện từ quý I năm 2019 đến quý I năm 2021. Phần lớn các hoạt động tiếp thị được chi cho những ứng dụng đầu tư, và chiếm hơn 65,5% lượt cài đặt trả phí. Tổng số lượt cài đặt trả phí đạt 600 triệu lượt.

Đáng chú ý, Ấn Độ và Indonesia, cùng với Brazil, chiếm gần 1/2 số lượt tải xuống của các ứng dụng fintech trên toàn cầu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi những thị trường đang phát triển khổng lồ này có một lượng lớn các khách hàng không có tài khoản ngân hàng, và không có đủ quyền tiếp cận với các dịch vụ và sản phẩm tài chính do ngân hàng cung cấp, đặc biệt là ở Indonesia.

Nhìn chung, các thị trường đang phát triển cho thấy số lượt cài đặt ứng dụng tài chính cao hơn 70% so với các thị trường đã phát triển. Trong đó, Indonesia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam đều chứng kiến ​​nhu cầu đối với ứng dụng fintech tăng trưởng trong năm 2020.

Ngoài ra, các danh mục phụ khác nhau của ứng dụng fintech cũng chiếm ưu thế ở các thị trường khác nhau. Trong khi những ứng dụng đầu tư có xu hướng được tải xuống phổ biến nhất trong khu vực, người dùng Ấn Độ có ưu tiên rõ ràng hơn đối với các dịch vụ tài chính, chiếm hơn 80% lượt tải xuống. Tuy nhiên, các ứng dụng ví điện tử vẫn tiếp tục thống trị thị trường.

Mặt khác, đối với người dân Indonesia, hơn 75% người dùng đã tải xuống các ứng dụng đối với các dịch vụ tài chính hoặc cho vay. Điều này gắn liền với xu hướng đang được chứng kiến ở Indonesia, nơi có một thị trường lớn gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ thế hệ Y, cũng như các công ty khởi nghiệp có thể được phục vụ bởi lĩnh vực fintech.

Dù vậy, các ứng dụng fintech vẫn đối mặt với nguy cơ bị tội phạm mạng nhắm mục tiêu. Nhìn chung, số lượng cài đặt gian lận đã giảm 15% trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhờ cải tiến trong các giải pháp chống gian lận. Tuy nhiên, đó vẫn là một con số cao. Điều này đặc biệt cần lưu ý đối với Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, khi tỷ lệ cài đặt gian lận dao động ở mức khoảng 40%.

Tuy nhiên, trên tổng thể, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến mức giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái về tỷ lệ gian lận.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các lượt cài đặt ứng dụng tài chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á nói chung phản ánh sự thay đổi trong bối cảnh tài chính và ngân hàng, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng ở những khu vực này.

Bên cạnh đó, số hóa và đại dịch COVID-19 cũng đã nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng đối với các dịch vụ kỹ thuật số, góp phần vào sự phát triển của những công ty khởi nghiệp, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á, đặc biệt hứa hẹn tiềm năng to lớn trong việc sử dụng các dịch vụ fintech tiêu dùng, vì đây là nơi có hơn 1 tỷ khách hàng không có tài khoản ngân hàng, và không có đủ quyền tiếp cận với các dịch vụ và sản phẩm tài chính do ngân hàng cung cấp.

Những điều này mang đến một thời điểm cơ hội dành cho nhiều bên tham gia hơn, bao gồm cả các nhà đầu tư để bước vào thị trường fintech, và thúc đẩy sự đổi mới liên tục nhằm mang lại các dịch vụ được cá nhân hóa đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Lê Thảo (Lược dịch từ Tech Wire Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top