Thế giới

Ấn Độ phát hiện thêm 2 loại siro có chứa chất độc hại

ClockThứ Năm, 05/10/2023 10:24
TTH.VN - Theo một báo cáo của Chính phủ Ấn Độ, Cơ quan Quản lý Dược phẩm của nước này đã phát hiện ra siro ho và siro chống dị ứng do Norris Medicines sản xuất có chứa chất độc hại, vài tháng sau vụ việc siro ho do Ấn Độ sản xuất có liên quan đến cái chết của 141 trẻ em trên toàn thế giới.

Thêm một loại siro cảm của Ấn Độ bị đưa vào Cảnh báo Sản phẩm Y tế mới nhất của WHOUzbekistan: 18 trẻ em tử vong do uống siro nhập khẩu từ Ấn ĐộẤn Độ ngừng sản xuất siro ho nghi liên quan đến 69 trẻ tử vong ở Gambia

Sau một số loại siro ho gây tử vong cho 141 trẻ em trên thế giới hồi năm ngoái, Ấn Độ mới đây phát hiện thêm 2 loại siro có chứa chất độc hại. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Các loại thuốc này bị nhiễm diethylene glycol (DEG) hoặc ethylene glycol (EG) - những chất độc hại đã được tìm thấy trong loại siro ho khiến nhiều trẻ tử vong ở Gambia, Uzbekistan và Cameroon từ giữa năm ngoái.

Theo cảnh báo của WHO, diethylene glycol và ethylene glycol là những chất độc hại đối với con người khi tiêu thụ và có thể gây tử vong.

Được biết đây là lần đầu tiên trong ít nhất hai năm, Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương (CDSCO) đánh dấu các lô hàng nhiễm DEG và EG trong báo cáo hàng tháng khi quốc gia này đang cố gắng trấn áp ngành công nghiệp dược phẩm trị giá 42 tỷ USD của đất nước.

Ông H.G. Koshia, ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm bang Gujarat, cho biết đã kiểm tra nhà máy của Norris vào tháng trước và ra lệnh đình chỉ sản xuất cũng như thu hồi thuốc.

Theo ông Koshia, Norris đã không tuân thủ các thông số về thực hành sản xuất tốt, không có hệ thống nước phù hợp, bộ phận xử lý không khí cũng không đạt tiêu chuẩn. Do vậy, cơ quan này đã yêu cầu Noris ngừng sản xuất.

Các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của CDSCO cho thấy siro Trimax Expectorant của Noris chứa 0,118% EG, và siro chống dị ứng Sylpro Plus Syrup có 0,171% EG và 0,243% DEG, trong khi giới hạn an toàn của WHO, dựa trên các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận, là không quá 0,10%. Ông Koshia cũng cho biết Norris từng xuất khẩu siro ho nhưng không đề cập các lô hàng đến nước nào.

“Chúng tôi đã biết về báo cáo của CDSCO và đã liên lạc với cơ quan đó để xác định nơi sản phẩm đã được xuất khẩu”, người phát ngôn của WHO nói và nhấn mạnh “thông tin này rất quan trọng khi chúng tôi xem xét liệu có nên đưa ra cảnh báo về sản phẩm y tế hay không”.

Hiện chưa rõ liệu các loại siro này của Norris có bị thu hồi không, hoặc liệu chúng có gây ra bất kỳ tác hại nào không. Cả hai loại siro nói trên đều được liệt kê trên các hiệu thuốc trực tuyến.

Trước đó, CDSCO cũng phát hiện ba lô siro Cold Out do Phòng thí nghiệm Fourrts (Ấn Độ) sản xuất bị nhiễm DEG và EG. Hồi tháng 8, WHO cho biết một lô siro Cold Out bán ở Iraq có hàm lượng DEG và EG ở mức “không thể chấp nhận được”.

Tuy nhiên, ông Veeramani - Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm Ấn Độ (Pharmexcil) nói rằng một “phân tích mẫu lưu giữ” gần đây của Cold Out cho thấy “không có tạp chất hay độc tố”.

“Không có báo cáo về bất kỳ tác dụng phụ hoặc tử vong nào do sản phẩm này gây ra”, ông cho biết, nhưng “để hết sức thận trọng, chúng tôi đã tự nguyện thu hồi sản phẩm tại thị trường Iraq”.

Cảnh báo về thuốc nhiễm độc được đưa ra vào thời điểm Chính phủ Ấn Độ đang tổ chức hội thảo cho các nhà sản xuất thuốc trên cả nước để nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng thuốc và sự an toàn của bệnh nhân.

Danh sách CDSCO cũng nêu tên lô glycerine do Adani Wilmar sản xuất, mặc dù mặt hàng này chỉ chứa 0,025% EG, nằm trong giới hạn an toàn của WHO.

Theo các giám đốc điều hành và quản lý dược phẩm Ấn Độ, một số nhà sản xuất trong nước thường thay thế một số nguyên liệu bằng các thành phần thương mại có giá rẻ hơn khi sản xuất siro ho.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
Return to top