Thế giới

Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giới

ClockThứ Bảy, 16/01/2021 09:49
TTH.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới vào ngày 16/1 khi quốc gia đông dân này nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19 bắt đầu bằng vaccine do địa phương sản xuất.

Brazil đặt mục tiêu tiêm chủng vaccine COVID-19 cho toàn dân vào ngày 20/1Ấn Độ chính thức phân phối vaccine Covid-19 tự sản xuấtAnh chạy đua với thời gian khi dịch bệnh lên đỉnh điểmToàn cầu hóa vaccine covid-19Ca Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine

Tiêm chủng COVID-19 được xem là hy vọng cứu thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/báo Nhân dân

Theo đó, Thủ tướng Narendra Modi sẽ chưa tiêm vaccine ngay lập tức bởi Ấn Độ ban đầu sẽ ưu tiên tiêm chủng cho y, bác sĩ và những người làm việc trong tuyến đầu.

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai chỉ sau Trung Quốc cho biết có thể sẽ không cần phải tiêm vaccine cho toàn bộ 1,35 tỷ dân số để miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, bao phủ việc triển khai tiêm chủng cho ½ dân số sẽ biến Ấn Độ trở thành một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới, ngay cả khi Mỹ đã tiêm chủng cho mọi người dân nước này.

Dù vậy, những người được tiêm chủng sẽ không được lựa chọn giữa vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca và vaccine do chính phủ hỗ trợ, sản xuất tại nhà từ Bharat Biotech. Hiện cả hai loại vaccine đều đang được sản xuất trong nước.

Trong một thông tin có liên quan, Ấn Độ - quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao chỉ sau Mỹ muốn tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người, mỗi người 2 liều trong thời gian 6 đến 8 tháng đầu năm 2021.

Khoảng 10,5 triệu người ở Ấn Độ đã bị nhiễm COVID-19, hơn 151.000 người đã tử vong mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh đã giảm đi từ đỉnh dịch ghi nhận vào giữa tháng 9/2020.

Được biết, đầu tiên sẽ có 30 triệu nhân viên y tế và những người làm việc ở tuyến đầu, đơn cử như nhân viên vệ sinh và bảo vệ, theo sau đó là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi, hoặc được liệt vào danh sách những người có nguy cơ cao do các tình trạng bệnh lý đã có từ trước được tiêm chủng.

Vào ngày 16/1, thủ tướng Narendra Modi cũng dự kiến sẽ chính thức ra mắt công bố nền tảng trực tuyến CO-WIN của chính phủ, trong đó sẽ cung cấp thông tin về kho vaccine, nhiệt độ bảo quản và theo dõi những người được thụ hưởng.

Trên thế giới, tính đến 7h05' ngày 16/1 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 94,263 triệu ca nhiễm COVID-19. Số ca tử vong trên toàn cầu đã cán mốc hơn 2 triệu trường hợp và ghi nhận hơn 67,3 triệu bệnh nhân đã phục hồi.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top