Thế giới

Anh 'xoay trục' châu Á hậu Brexit

ClockThứ Tư, 17/03/2021 17:44
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua công bố trước quốc hội tài liệu có tên "Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh", vạch ra các chính sách an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước thời hậu Brexit, nhằm xác định vị thế của nước này trong một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, hợp tác và thương mại tự do.

Tham vọng của Anh hậu Brexit bắt đầu từ việc đầu tư ở quê nhàAnh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EUEU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau BrexitCác quy tắc hậu Brexit làm tắc nghẽn thương mại giữa Anh và EUBrexit sẽ thay đổi du lịch và đi lại như thế nào?

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (trái) trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi hồi tháng 12/2020. Ảnh: Twitter/Narendra Modi

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua công bố trước quốc hội tài liệu có tên "Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh", vạch ra các chính sách an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước thời hậu Brexit, nhằm xác định vị thế của nước này trong một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, hợp tác và thương mại tự do.

"Mục đích lớn lao của bản đánh giá chính sách toàn diện nhất kể từ Chiến tranh Lạnh này là làm cho nước Anh mạnh mẽ hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn, đồng thời bảo vệ các giá trị của chúng ta. Nó vạch ra cách chúng ta sẽ thúc đẩy các liên minh, củng cố năng lực, tìm ra những con đường đạt được giải pháp mới, ôn lại nghệ thuật cạnh tranh với các quốc gia có giá trị đối lập", Johnson giải thích.

Mở đầu bản đánh giá, Johnson tuyên bố Anh, quốc gia chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) năm ngoái, sẽ hướng đến "các mối quan hệ mang tính xây dựng và hiệu quả" với những thành viên của khối. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng thỏa thuận Brexit giúp London "tự do làm những điều khác biệt và tốt hơn, cả về kinh tế và chính trị".

Báo cáo xác định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm các cường quốc châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng những nền kinh tế mới nổi như Indonesia và Việt Nam, đóng vai trò "quan trọng" đối với nền kinh tế, an ninh và tham vọng toàn cầu của Anh. Theo báo cáo, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được Anh xác định "ngày càng là trung tâm địa chính trị của thế giới".

Minh chứng cho nỗ lực xoay trục về châu Á của Anh là kế hoạch thăm Ấn Độ vào cuối tháng 4 của Johnson, trong chuyến công du quốc tế lớn đầu tiên của Thủ tướng Anh hậu Brexit. Tháng trước, Anh cũng nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

"Việc tham gia CPTPP sẽ tạo cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Anh, vốn không còn là một phần của EU, và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa chúng tôi với một số thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới", Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss hôm 30/1 cho hay.

CPTPP được ký kết năm 2018, gồm 11 nước thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam. Anh đã nghiên cứu khả năng gia nhập CPTPP từ đầu năm 2018, nhằm kích thích xuất khẩu hậu Brexit.

Bên cạnh đó, Anh còn nộp đơn để trở thành đối tác của ASEAN. Usana Berananda, Vụ trưởng Vụ các vấn đề ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan, cho biết ASEAN hoan nghênh việc Anh xem xét khả năng tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và ASEAN.

"Chúng tôi đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại từ Australia đến Mỹ và trên toàn thế giới, đặc biệt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một thị trường tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong tương lai", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết hồi tháng 12/2020.

Mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của London còn nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh. "Rõ ràng Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức to lớn đối với một xã hội cởi mở như chúng ta. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ hợp tác cùng họ trong những lĩnh vực phù hợp với các giá trị và lợi ích", Johnson cho hay.

Mặc dù bị Trung Quốc lấn lướt cả về kinh tế và quân sự, Anh, nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, vẫn tin rằng thông qua quyền lực mềm và những liên minh chiến lược, họ có thể góp phần thuyết phục Bắc Kinh tuân theo các quy tắc của một hệ thống quốc tế mới và năng động hơn.

Không chỉ Anh, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tương tự, EU hy vọng thúc đẩy quan hệ sâu sắc hơn với các quốc gia thuộc khu vực này.

"Vấn đề địa chính trị duy nhất trên thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mọi thứ khác đều trở nên bớt quan trọng khi so sánh với điều đó. Vì vây, để khẳng định vị thế toàn cầu, Anh phải chấp nhận rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trung tâm địa chính trị mới", Alexander Downer, cựu cao ủy Australia tại Anh, nhận định.

Downer từng tham gia soạn thảo một báo cáo về xu hướng xoay trục của Anh, trong đó chỉ ra Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện chiếm gần một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu và hơn một nửa dân số thế giới, bao gồm hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây cũng là nơi có nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản. Các tuyến đường biển qua khu vực, bao gồm eo biển Malacca nối Ấn Độ Dương với Biển Đông, cũng quan trọng hàng đầu thế giới.

"Nếu nhìn vào Ấn Độ cùng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và có tầm nhìn dài hạn, bạn sẽ thấy đây là nơi sở hữu cơ hội tăng trưởng", Ngoại trưởng Raab phát biểu trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 12/2020.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top