Thế giới

ASEAN có thể dẫn đầu sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vững

ClockThứ Sáu, 01/11/2019 07:02
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tập trung tại Bangkok để cùng nhau tham dự Hội nghị cao cấp ASEAN lần thứ 35, diễn ra trong tuần này.

Bất chấp suy thoái toàn cầu, du lịch ASEAN vẫn phát triểnThái Lan diễn tập an ninh, sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35Thương mại điện tử tăng trưởng kỷ lục ở ASEANCampuchia: ASEAN hướng đến chuyển đổi kỹ thuật số và kết nối thông minhHàn Quốc, ASEAN nhất trí hợp tác về 5G, AIASEAN góp phần thúc đẩy GDP toàn cầuHàn Quốc kêu gọi ASEAN hợp tác tốt hơn vì hòa bìnhNhật Bản cam kết hỗ trợ Thái Lan hoàn thành hiệp định RCEP

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 sẽ diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) từ ngày 2-4/11/2019. Ảnh: Vietnamplus

Tại đây, các đại biểu sẽ thảo luận và vạch ra đường lối cho tương lai kinh tế khu vực.

Theo nhận định của chuyên gia Thomas Park, đại diện Thái Lan thuộc Quỹ phát triển châu Á, như đã tranh luận, Đông Nam Á đang nổi lên như một trung tâm, nơi các cường quốc phát huy sức mạnh địa chính trị thông qua tiềm lực kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với ngày một nhiều các làn gió ngược, căng thẳng địa chính trị và sự xuất hiện của nhiều sáng kiến tầm cỡ, vai trò của khối 10 nước thành viên Đông Nam Á trong việc dẫn dắt ngoại giao trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngay lúc này trở nên rất quan trọng.

Măc dù hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã và đang chứng kiến mức sụt giảm nghiêm trọng trong suốt một thập kỷ qua, song ODA mà khu vực nhận được từ riêng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vẫn đạt 5,7 tỷ USD trong năm 2017. Được biết, trong số các chương trình khu vực được tài trợ bởi ODA từ các nước thành viên OECD, ASEAN chỉ trực tiếp quản lý hoặc kiểm soát 19%, cùng lúc có đến 36% các dự án hoàn toàn không liên kết với khối. Do đó, để đảm bảo duy trì mức độ kiểm soát trong tương lai phát triển của mình, các quốc gia thành viên ASEAN phải trở thành người làm luật, không phải người thực hiện luật.

Trả lời cho câu hỏi này, Thái Lan – Chủ tịch luận phiên hiện tại của khối có thể sẽ làm được, giới chuyên gia thông tin. Trước đó, Thái Lan cho biết Trung tâm Đối ngoại và Nghiên cứu Phát triển bền vững ASEAN (AC2SD) sẽ chính thức ra mắt trong sự kiện hội nghị cấp cao này. Theo đó, trung tâm mới được kỳ vọng sẽ có tiềm năng hợp nhất các ưu tiên cạnh tranh không chỉ giữa các quốc gia ASEAN, mà còn củng cố chuỗi nỗ lực đa dạng của doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ... đối với những mục tiêu nhắm đến người dân Đông Nam Á.

Với tham vọng phát triển khu vực, Quỹ Rockefeller và Quỹ châu Á, hợp tác với Bộ Ngoại giao Thái Lan đã cùng một số nhóm cố vấn đề xuất một khuôn khổ với trách nhiệm làm nền tảng cho tham vọng này.

Cụ thể, ASEAN nên đặt ra các điều khoản cho hợp tác phát triển trong khu vực. Trong đó khối cần trở thành người làm luật, thiết lập ưu tiên, chuẩn mực và tiêu chuẩn cho các hợp tác phát triển thay vì chỉ chấp nhận tuân theo các nguyên tắc đưa ra bởi các đối tác hỗ trợ bên ngoài. Thêm vào đó, khu vực cần tập trung thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó xác định ưu tiên chính là gì. Ngoài ra, cần tiếp cận cách thức mới để thúc đẩy tiến trình phát triển, đồng thời, cạnh tranh trong hợp tác phát triển cần bị ngăn chặn… Với nhiều biện pháp khác, ASEAN có thể tạo nên tác động lớn hơn trong tương lai, trong đó hợp tác khu vực sẽ là một lĩnh vực quan trọng để ASEAN tăng cường sức mạnh, không chỉ để thu hút thêm nguồn lực mà còn để làm chủ các nguồn lực này.

Đan Lê (Lược dịch từ Forbes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top