Thế giới

ASEAN nhất trí cam kết đạt được an ninh và tự lực vaccine

ClockChủ Nhật, 03/11/2019 15:03
TTH.VN - Mới đây, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tuyên bố cam kết đạt được an ninh và tự lực vaccine để ngăn chặn sự bùng phát của các chủng bệnh có thể ngăn ngừa bằng vaccine (VPD) trong khu vực.

WHO: Nhờ mở rộng tiêm chủng, hơn 80 quốc gia đã xoá sổ bệnh rubellaCông bố vaccine chống sốt rét đầu tiên trên thế giớiWHO hoan nghênh cam kết ngăn chặn thông tin sai lệch về vaccine của FacebookWHO: Dịch sởi tái hoành hành mạnh mẽ ở châu ÂuMỹ tài trợ 23 triệu USD để sản xuất vaccine EbolaWHO: Dịch sởi bùng phát kỷ lục kể từ năm 2006WHO: 20 triệu trẻ em trên toàn cầu không được tiêm chủng trong năm 2018Johnson & Johnson thử nghiệm vaccine HIV ở châu Âu và Mỹ

ASEAN nhất trí cam kết đạt được an ninh và tự lực vaccine. Ảnh minh họa: VTV.vn

Theo đó, các nước ASEAN nhất trí hợp tác tránh tình trạng thiếu vaccine phòng bệnh VPD.

Trong tuyên bố chung sau phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, các lãnh đạo nhất trí: “Chúng tôi tin rằng các quốc gia thành viên ASEAN có thể và sẽ cùng nhau đạt được an ninh và tự lực vaccine để tránh tình trạng thiếu hụt vaccine, cùng lúc cải thiện công tác cung cấp vaccine chất lượng, giá cả phải chăng cho các tình huống khẩn cấp và không khẩn cấp ở cấp quốc gia và cấp khu vực vì lợi ích của người dân ASEAN”.

Thêm vào đó, giảm bớt gánh nặng của VPD và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe trong các nước thành viên ASEAN sẽ là một trong những kết quả rõ rệt nhất của việc đạt được mục tiêu an ninh và tự lực vaccine.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh chính phủ các nước nhấn mạnh những lợi ích của việc tiêm chủng và làm thế nào để loại bỏ các chủng bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine trong nhiều thập kỷ. Trong đó, tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất từ trước đến nay.

Như vậy, khối khu vực nhất trí sẽ hợp tác thông qua xây dựng và đào tạo năng lực, chia sẻ kinh nghiệm, cũng như triển khai các hành động phát triển phù hợp với luật pháp, chính sách và quy định của từng quốc gia ASEAN tương ứng.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top