Thế giới

ASEAN tăng bậc, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

ClockThứ Tư, 27/11/2019 20:49
TTH - Theo báo cáo mới nhất của ASEAN, khu vực này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 3.000 tỷ USD vào năm 2018, một sự gia tăng đáng kể so với vị trí thứ 7 cách đây 5 năm.

ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới năm 2030

AEC ra đời giúp các nước ASEAN ngày càng hội nhập sâu rộng hơn. Ảnh minh hoạ: Tapchitaichinh

Báo cáo hội nhập ASEAN năm 2019 cho thấy, mặc dù những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng tăng, nhưng thành tựu kinh tế chung của khối vẫn đầy hứa hẹn, với thương mại khu vực có tổng trị giá 2.800 tỷ USD năm 2018, tăng 23,9% so với con số 2,3 nghìn tỷ USD của năm 2015.

Đáng chú ý, ASEAN đã thu hút 154,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm ngoái - mức cao nhất trong lịch sử và tăng 30,4% từ con số 118,7 tỷ USD hồi năm 2015.

Sự hội nhập kinh tế của ASEAN tiếp tục củng cố vị trí mới nổi của khu vực với tư cách là động lực tăng trưởng toàn cầu, trong đó hoạt động nội khối ASEAN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thương mại và FDI của ASEAN năm 2018 với tỷ lệ lần lượt là 23% và 15,9%.

Theo nhận định của các nhà phân tích, kinh tế ASEAN ngày càng hội nhập sau sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015. Về cơ bản, AEC là sự hội nhập kinh tế của 10 thành viên ASEAN, được hướng dẫn bởi Kế hoạch chi tiết AEC 2025, đưa ra những định hướng sâu rộng thông qua các biện pháp chiến lược trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2025.

“Điều quan trọng là chúng ta cần biết vị trí mình đang ở đâu sau 4 năm thực hiện kế hoạch chi tiết. Giữa bối cảnh có nhiều biến động đáng kể trong nền kinh tế chính trị toàn cầu mà ASEAN là một phần trong đó, chúng ta cần nhìn lại những gì đã đạt được, song song với việc xác định những điều cần làm để hướng tới mục tiêu 2025”, bà Julia Tijaja, Giám đốc bộ phận giám sát hội nhập ASEAN cho biết.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top