Thế giới

ASEAN và Canada hợp tác vì tương lai y tế của khu vực

ClockThứ Hai, 11/11/2024 16:48
TTH.VN - Sau nhiều vấn nạn về y tế mà thế giới phải trải qua trong thời gian gần đây, lãnh đạo Canada nhận định phòng ngừa đã không còn đơn giản chỉ là một tiêu đề mang tính tượng trưng.

COP29:WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậuWHO ghi nhận “làn sóng gia tăng” của các bệnh không lây ở Tây Thái Bình DươngTrung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dânWHO kêu gọi quyên góp 135 triệu USD ứng phó với đậu mùa khỉWHO tuyên bố “có thể ngăn chặn được” sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ

ASEAN và Canada chung tay vì một khu vực Đông Nam Á an toàn và lành mạnh hơn. Ảnh minh họa:  Báo Điện tử Chính phủ 

Nếu ai cần lời nhắc về sự tàn phá mà các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra, đại dịch COVID-19 hoành hành vào năm 2020 đã tự nói lên điều đó. Các bệnh như COVID-19, Ebola, Zika và Mpox tàn phá các gia đình, cộng đồng và nền kinh tế. Gần như có thể nói rằng các đại dịch này có thể khiến thế giới dừng lại.

Tại Đông Nam Á, nơi có các quốc gia đông dân nhất thế giới, xuất hiện rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và nhiều thách thức về an ninh. Do đó, ở khu vực này, rủi ro về y tế cao hơn các khu vực khác rất nhiều.

Đó là lý do vì sao vừa mới đây, dưới sự lãnh đạo của Lào với tư cách là chủ tịch ASEAN, các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên ASEAN đã ban hành Tuyên bố về An toàn sinh học và An ninh sinh học. Trong đó, tuyên bố được xây dựng với sự hỗ trợ của Canada và đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2024 diễn ra tại Vientiane. Tuyên bố đề cập cụ thể đến sáng kiến đặc trưng của Canada với ASEAN, Chương trình giảm thiếu các mối đe dọa sinh học (MBT) trong khu vực ASEAN.

Chương trình MBT là trụ cột không thể thiếu trong cấu trúc an ninh y tế của ASEAN và là minh chứng cho mối quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài giữa Canada và ASEAN. Lý giải cho điều này, có thể thấy rằng trong hơn một thập kỷ, chương trình MBT đã hỗ trợ khu vực ASEAN tăng cường năng lực phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với mọi mối đe dọa sinh học mà khu vực phải đối mặt.

Ngoài ra, chương trình MBT cũng giúp thành lập Mạng lưới Trung tâm hành động khẩn cấp ASEAN, trong đó cung cấp nền tảng hợp tác quan trọng cho các thành viên ASEAN trong thời kỳ đại dịch và đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp các nước Đông Nam Á nâng cao năng lực giải quyết các trường hợp khẩn cấp về an ninh y tế trong tương lai.

Hợp tác với BlueDot, một công ty Canada có trụ sở tại Toronto, chương trình MBT cũng đã hỗ trợ trung tâm tình báo dịch bệnh và giám sát dịch bệnh khu vực ASEAN, Chương trình ASEAN BioDiaspora. Thông qua phân tích dữ liệu, trực quan hóa và truyền thông, các quốc gia thành viên ASEAN đang tận dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường sự chuẩn bị và khả năng dự đoán, ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh và đại dịch.

MBT cũng đang hỗ trợ thành lập một đơn vị hỗ trợ an ninh y tế trong Ban thư ký ASEAN. Khi đi vào hoạt động, đơn vị này sẽ giúp tổ chức giải quyết nhiều mối đe dọa sinh học và xây dựng cầu nối với cộng đồng đa dạng các bên liên quan ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để cải thiện khả năng phối hợp.

Các năng lực được xây dựng thông qua chương trình này đã được thử nghiệm trong giai đoạn đại dịch COVID-19, khi chương trình MBT được đưa vào Chương trình nghị sự phát triển y tế của ASEAN giai đoạn 2021 - 2025 và chương trình làm việc “Nhóm y tế 2” và đã được tất cả các bộ trưởng y tế ASEAN thông qua.

Tất cả những nỗ lực này được dự đoán sẽ giúp nâng cao năng lực của Trung tâm ASEAN về Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và Bệnh mới nổi, cùng với đó là hỗ trợ các nước Đông Nam Á ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa và trường hợp khẩn cấp về an ninh y tế.

Chương trình MBT không chỉ liên quan đến sức khỏe cộng đồng, mà còn là một phần quan trọng trong quan hệ đối tác an ninh của Canada với ASEAN. Sự hợp tác này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong việc nâng cao năng lực chuẩn bị của các đối tác ASEAN đối với các mối đe dọa sinh học mới và đang nổi lên, cũng như tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia trong trường hợp xảy ra vấn nạn liên quan đến các mối đe dọa sinh học.

Năm nay, kỷ niệm 10 năm chương trình MBT. Đây là 10 năm hợp tác hiệu quả và có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ, gồm 10 năm đào tạo các nhà dịch tễ học và giám sát bệnh tật, 10 năm phân tích tác nhân gây bệnh, công tác xét nghiệm chẩn đoán và đánh giá rủi ro, cũng như 10 năm thảo luận, nỗ lực nâng cao cơ sở hạ tầng và điều tra các ổ dịch chung. Đây cũng là kỷ niệm 10 năm tăng cường sự chuẩn bị của ASEAN; 10 năm học hỏi lẫn nhau, xây dựng lòng tin và đặt con người vào trọng tâm của các nỗ lực.

Đây là cơ hội để nhìn lại, nhưng cũng là dịp để các bên hướng tới tương lai. Là một phần của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada, chính phủ nước này cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình MBT trong tương lai, với nguồn hỗ trợ và lộ trình đã được cam kết sẽ kéo dài ít nhất là đến năm 2028. Với tất cả mọi nỗ lực, Canada và ASEAN đang cùng nhau xây dựng một khu vực Đông Nam Á an toàn hơn, lành mạnh hơn và kiên cường hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top