Thế giới

ASEAN và châu Phi: Xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn thông qua thương mại và đầu tư

ClockThứ Tư, 13/09/2023 07:48
TTH - Các chuyên gia nhận định, quy mô của những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt có nghĩa là năm 2023 đang là một năm không còn sự chắc chắn. Tuy nhiên, vẫn có những triển vọng tích cực cho thương mại toàn cầu, một thành phần quan trọng của tăng trưởng kinh tế và động lực phát triển.

ASEAN đã đạt được tiến bộ trong các mục tiêu dài hạn và các lĩnh vực hợp tácNhật Bản cam kết tăng cường hỗ trợ ASEAN trong lĩnh vực hàng hải và số hoáHội nhập kinh tế vẫn là cốt lõi của chương trình nghị sự ASEANSẽ có nhiều vấn đề thảo luận và giải quyết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43: 'Trái ngọt' và dấu ấn Việt Nam

 Nhiều tiềm năng phát triển cho hợp tác thương mại và đầu tư giữa ASEAN và châu Phi. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính Phủ

Nghiên cứu của các chuyên gia về các hành lang thương mại tăng trưởng cao cho thấy, có những cơ hội lâu dài ở ASEAN và châu Phi dành cho những công ty sẵn sàng nắm bắt chúng.

Đến năm 2030, dự báo rằng việc mở rộng thương mại giữa ASEAN và châu Phi sẽ vượt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên toàn cầu. ASEAN tự hào có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp từ châu Phi. Trong đó, đây là cửa ngõ vào lục địa, với Singapore có vị trí đặc biệt tốt về mặt tài chính và hậu cần. Đồng thời, thương mại toàn cầu đang chuyển hướng sang châu Á. Dự kiến, ASEAN sẽ dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng thương mại nội khối giữa 10 thành viên được dự đoán sẽ đạt gần 9%/năm trong thập kỷ tới.

Với dân số 660 triệu người của ASEAN đã tạo ra mức thu nhập ngày càng tăng và thị trường đang phát triển của châu Phi được hỗ trợ ở AfCFTA, tiềm năng kinh doanh có thể nói là rất lớn trong các lĩnh vực như số hóa, đổi mới và đầu tư bền vững.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi tiềm năng thị trường ở ASEAN và khu vực châu Á rộng lớn hơn đã được các doanh nghiệp có trụ sở tại châu Phi chú ý.

Đối với các công ty ASEAN hướng về thị trường phương Tây, các nước châu Phi có thể nói là khá nổi bật, đặc biệt là Kenya và Nigeria, hai nền kinh tế đang phát triển nhanh có lĩnh vực xuất khẩu đã và đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian qua, các nước thành viên ASEAN và châu Phi đã triển khai nhiều dự án hợp tác có hiệu quả, đơn cử như vào tháng 5, Singapore và Kenya đã ký ba thỏa thuận liên quan đến thương mại, bao gồm một thoả thuận bền vững, trong đó hai nước sẽ hợp tác về tín dụng Carbon để cắt giảm khí thải và làm chậm sự nóng lên toàn cầu…

Có thể nói rằng nhìn về phía trước, một tương lai sáng ngời đang chờ đón ASEAN và châu Phi. Bằng cách cung cấp nguồn tài trợ cần thiết để hỗ trợ quan hệ đối tác chiến lược, các doanh nghiệp của đôi bên sẽ được hỗ trợ chuyển đổi, thúc đẩy khả năng phục hồi chuỗi cung ứng tốt hơn và cải thiện thương mại để đảm bảo các chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể nắm bắt cơ hội dồi dào ở ASEAN, châu Phi và hơn thế nữa.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top