Thế giới

ASEAN vẫn chưa phát huy hết tiềm năng khai thác năng lượng mặt trời và gió

ClockChủ Nhật, 19/11/2023 20:25
TTH.VN - Theo dữ liệu tổng hợp, tổng sản lượng điện mặt trời và năng lượng gió ở Đông Nam Á đã tăng từ chỉ 4,2 Terawatt giờ (TWh) ghi nhận trong năm 2015 lên hơn 50 TWh vào năm 2022, chủ yếu nhờ vào các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo.

Nhu cầu năng lượng của Singapore thúc đẩy lưới điện tái tạo của ASEANNăng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạoASEAN sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo mớiKhai mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 37

Dự báo tăng trưởng năng lượng mặt trời, gió ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2023. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngày càng yếu đi, đặc biệt là khi khu vực này có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 43% kể từ năm 2015, nhưng đến năm 2022 đã giảm xuống chỉ còn 15%.

Trên đây là những phát hiện đã được công bố trong một báo cáo mới, được thực hiện bởi tổ chức tư vấn năng lượng phi lợi nhuận Ember có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Dinita Setyawati, nhà phân tích chính sách điện lực cấp cao, tác giả của báo cáo cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến một số tiến bộ to lớn trong việc năng lượng sạch đang phát triển nhanh chóng ở một số nước ASEAN, được hỗ trợ bởi các chính sách mạnh mẽ. Năng lượng mặt trời và gió là một trong những công nghệ hứa hẹn nhất, có khả năng tạo ra thị trường mới, thúc đẩy tạo việc làm, tạo điều kiện chuyển đổi năng lượng công bằng và đảm bảo một ASEAN kiên cường, an toàn năng lượng”.

Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng

Theo đó, báo cáo xác định trong những năm qua, Việt Nam là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của khu vực. Điều này thể hiện rõ nhất khi Việt Nam chiếm 69% tổng sản lượng điện mặt trời và gió của Đông Nam Á vào năm 2022.

Vào năm 2017, Việt Nam đã đưa ra chương trình thuế quan, mở ra kỷ nguyên vàng cho năng lượng mặt trời trong nước. Đầu tư đã tăng lên sau khi các chủ sở hữu nhà máy điện được đảm bảo mức giá cố định, cao cho năng lượng mặt trời. Thêm vào đó, các chủ nhà máy năng lượng mặt trời cũng được hưởng chính sách miễn thuế.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị loại bỏ dần dần từ năm 2021 đến năm 2022 và điều đó được chứng minh là yếu tố dẫn đến sự chậm lại chung của tốc độ tăng trưởng năng lượng mặt trời của khu vực. Tiến sĩ Dinita Setyawati cho biết, đã có những cắt giảm trong việc sử dụng năng lượng mặt trời từ các nhà máy trước khi cơ chế định giá mới được xác định.

Dù vậy, sản xuất điện mặt trời và gió vẫn chiếm 13% tổng sản lượng điện của Việt Nam ghi nhận vào năm ngoái, mức cao nhất ở Đông Nam Á.

Tiến sĩ Dinita Setyawati nhận định, nhìn chung, xu hướng tăng trưởng chung của khu vực không nhất thiết phản ánh xu hướng tăng trưởng của các quốc gia cụ thể. Nếu nhìn vào xu hướng của từng quốc gia, so với năm 2021, có thể nói rằng tốc độ tăng trưởng sản xuất năng lượng mặt trời đã tăng vào năm 2022 ở các thị trường như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore.

Tiềm năng ở Thái Lan và Philippines

Báo cáo cho biết, trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn nhất và công suất gió tiềm năng lớn thứ ba trong khu vực.

Thái Lan có nhu cầu điện bình quân đầu người lớn, gần gấp đôi mức trung bình ở ASEAN và việc sản xuất điện ở nước này được thúc đẩy bởi sự phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hoá thạch.

Chính phủ Thái Lan có kế hoạch vào năm 2037 sẽ bổ sung công suất mới từ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, cũng như triển khai cơ cấu giá mới cho năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, tại Philippines, quốc gia sản xuất niken lớn thứ hai ở Đông Nam Á, có thể sẽ chứng kiến nhu cầu năng lượng từ ngành khai thác mỏ tăng lên.

Do đó, năng lượng tái tạo được nhận định sẽ mang lại cơ hội cho quá trình khử Carbon trong ngành. Ghi nhận vào năm 2022, quần đảo này đóng góp đến 5% tổng sản lượng năng lượng mặt trời và năng lượng gió của ASEAN.

Tiềm năng chưa được khai thác

Báo cáo lưu ý, tăng trưởng dự kiến sẽ tăng trở lại vào năm 2023.

Điều này là nhờ vào các dự án năng lượng mặt trời lớn như nhà máy điện mặt trời nổi (PV) công suất 145MW của Indonesia, được khánh thành vào ngày 9/11 vừa qua; cũng như chương trình giá ưu đãi cho năng lượng tái tạo của Thái Lan có hiệu lực vào năm ngoái và việc Việt Nam đưa ra cơ chế đấu giá để phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Báo cáo cho biết, hiện tại hơn 99% tiềm năng của ASEAN vẫn chưa được khai thác. Công suất lắp đặt hay sản lượng tiềm năng tối đa của khu vực vào năm 2022 chỉ chiếm chưa đến 1% tiềm năng lý thuyết ước tính.

Tiến sĩ Dinita Setyawati chia sẻ, các nước ASEAN có truyền thống phụ thuộc vào nhiều nguồn năng lượng khác nhau như khí đốt, than đá hoặc thuỷ điện để định hình cảnh quan năng lượng của quốc gia. Trước đây, năng lượng mặt trời chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản xuất điện, đóng vai trò là đơn vị phát điện phân tán cho điện khí hoá nông thôn, trong khi các trang trại gió chỉ được phát triển sau khi áp dụng giá điện đầu vào.

Trong tương lai, dự đoán sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ và các cam kết của chính phủ vẫn sẽ rất quan trọng để thúc đẩy tiến bộ trong việc triển khai năng lượng tái tạo. Khu vực kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng năng lượng sạch thông qua hỗ trợ chính sách, đơn cử như cơ chế đấu giá ở Việt Nam, giá điện xanh ở Malaysia, cũng như thực hiện các ưu đãi về hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng pin ở Thái Lan.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC

Chiều 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 28 tỉnh, thành phố ven biển để triển khai các giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" IUU theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC).

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC
Khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch

Nhắc đến ẩm thực Huế, du khách luôn dành những lời khen. Trong đó, ẩm thực chay Huế là một điểm nhấn đặc biệt. Việc khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch không chỉ là cơ hội để thúc đẩy du lịch, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực chay Huế.

Khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN

Trong bối cảnh các quy định về tính bền vững được phát triển và việc công bố thông tin được tăng cường, tài chính thân thiện với môi trường sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính phủ trên khắp khu vực Đông Nam Á ngày càng tìm kiếm những giải pháp tài chính tổng hợp để mở rộng quy mô của các khoản đầu tư, theo ông Sunil Kaushal, đồng Giám đốc Bộ phận Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư (CIB) của Ngân hàng Standard Chartered.

Gia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEAN
Return to top