Thế giới

Băng ở Biển Bering ở mức thấp nhất trong 5.500 năm

ClockChủ Nhật, 06/09/2020 16:33
TTH.VN - Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 6/9 dẫn nguồn tin từ một nghiên cứu vừa được công bố cho hay, băng mùa đông ở Biển Bering, phía bắc Thái Bình Dương giữa Alaska và Nga, đang ở mức thấp nhất trong 5.500 năm.

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mớiCOVID-19: Biến sự phục hồi thành “bước ngoặt thực sự”

​​Các mô hình hoàn lưu trong đại dương và khí quyển đang chứng kiến sự thay đổi. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thảm thực vật tích tụ trên hòn đảo không người St Matthew trong 5 thiên niên kỷ qua. “Đó là một hòn đảo nhỏ ở giữa Biển Bering, và về cơ bản nó đang ghi lại những gì đang xảy ra trong đại dương và bầu khí quyển xung quanh”, bà Miriam Jones, nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu tại Đại học Alaska và sau đó tại Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết.

Trong khi đó, ông Matthew Wooller, Giám đốc tại cơ quan Alaska Stable Isotope Facility, người tham gia phân tích nhận định: “Những gì chúng ta chứng kiến gần đây nhất là chưa từng có trong 5.500 năm qua”.

Băng ở Bắc Cực và Biển Bering tan ra vào mùa hè và đóng băng lại vào mùa đông, nhưng các quan sát vệ tinh chỉ có từ năm 1979. Đối với Bắc Cực, sự sụt giảm của băng mùa đông trong những thập kỷ gần đây là rõ ràng và nhanh chóng, song song với hiện tượng ấm lên toàn cầu và nồng độ carbon dioxide ngày càng tăng trong khí quyển. Tuy nhiên, Biển Bering trong những thập kỷ gần đây dường như ổn định, các tác giả của nghiên cứu cho hay, ngoại trừ năm 2018 và 2019, khi mức giảm mạnh đã được quan sát.

Ưu điểm của phân tích mới, được công bố trên Tạp chí Science Advances, là có thể quay ngược thời gian rất xa, cho phép các nhà nghiên cứu xác định xem liệu những mức độ hiện tại là sự bất thường hay là xu hướng.

Với tốc độ này, các điều kiện hiện đang "thuận lợi" cho một Biển Bering hoàn toàn "không có băng", các tác giả kết luận, tạo ra một hiệu ứng domino về hậu quả đối với hệ sinh thái.

Bà Miriam Jones lưu ý: “Có nhiều điều đang diễn ra hơn việc chỉ đơn thuần là nhiệt độ ấm lên. Chúng tôi đang chứng kiến ​​sự thay đổi của các mô hình hoàn lưu cả trong đại dương và khí quyển".

Lê Thảo (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top