Thế giới

COVID-19: Biến sự phục hồi thành “bước ngoặt thực sự”

ClockThứ Sáu, 04/09/2020 08:27
TTH.VN - Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) António Guterres vừa kêu gọi các Chính phủ kết hợp hành động khí hậu "có ý nghĩa" vào tất cả các khía cạnh của việc phục hồi từ đại dịch COVID-19 toàn cầu.

LHQ: Không có giới trẻ, thế giới khó đạt được các mục tiêu về phát triển và biến đổi khí hậuHội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 dời sang cuối năm 2021 do đại dịchLHQ kêu gọi chống biến đổi khí hậu như chống COVID-19

COVID-19 và biến đổi khí hậu là 2 cuộc khủng hoảng cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt. Ảnh minh họa: Environmental Protection/TTXVN

Phát biểu trước các Bộ trưởng tại phiên họp trực tuyến về phục hồi bền vững từ COVID-19 ngày 3/9, người đứng đầu LHQ cho rằng, thế giới đang đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng cấp bách: COVID-19 và biến đổi khí hậu.

"Chúng ta hãy giải quyết cả 2 và để lại cho các thế hệ tương lai niềm hy vọng rằng, khoảnh khắc này là một bước ngoặt thực sự cho con người và hành tinh", ông António Guterres nói thêm.

Cuộc họp cấp Bộ trưởng do Chính phủ Nhật Bản nhóm họp, có sự tham gia của các quan chức cấp cao đến từ một số quốc gia, cũng như đại diện của các nhóm thanh niên, tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Cùng lúc đó, một cổng thông tin trực tuyến giới thiệu các chính sách và hành động về khí hậu và môi trường trong việc phục hồi từ đại dịch COVID-19 cũng đã được ra mắt. Nền tảng này sẽ giúp xây dựng động lực cho COP26 - hội nghị của LHQ nhằm đánh giá tiến bộ trong việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, dự kiến được tổ chức vào năm 2021.

Năng lượng tái tạo rẻ hơn và hiệu quả hơn

Tổng Thư ký đã vạch ra 6 hành động tích cực về khí hậu để phục hồi bền vững, bao gồm đầu tư vào những việc làm xanh; không cứu trợ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm; chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch; tính toán rủi ro khí hậu trong tất cả các quyết định tài chính và chính sách; làm việc cùng nhau; và quan trọng nhất là không ai bị bỏ lại phía sau.

“Các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, bao gồm một số nhà đầu tư ở Nhật Bản đang từ bỏ nhiên liệu hóa thạch vì năng lượng tái tạo rẻ hơn và hiệu quả hơn. Họ hiểu rằng, sẽ không có ý nghĩa kinh tế nếu đốt tiền vào các nhà máy than sẽ sớm trở thành tài sản bị mắc kẹt”, ông António Guterres lưu ý.

Người đứng đầu LHQ cũng kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là thành viên của G20 - nhóm các quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu –cam kết trung hòa carbon trước năm 2050. Ông António Guterres kêu gọi những quốc gia này đưa ra các khoản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) "tham vọng hơn", cũng như các chiến lược dài hạn.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký LHQ công nhận sự phát triển công nghệ của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực; đồng thời nhận định, quốc gia này có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sự phục hồi bền vững và kiên cường. Ông António Guterres cũng kêu gọi Nhật Bản ngừng đầu tư vào các nhà máy điện than và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo.

Cơ hội

Trong một bài phát biểu tại cuộc họp nói trên, bà Patricia Espinosa, Thư ký Điều hành của Công ước khung LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) cho rằng, sự kết hợp của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu tạo ra một cơ hội để không chỉ phục hồi từ đại dịch, mà còn để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Bà Patricia Espinosa khẳng định: “Ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 là phương pháp hiệu quả nhất đối với đại dịch này; vì vậy, ngăn chặn phát thải trong tương lai là phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực phối hợp toàn cầu, bà Patricia Espinosa kêu gọi tất cả mọi người “nắm lấy sức mạnh của chủ nghĩa đa phương” để phục hồi từ COVID-19, đạt được tiến bộ trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu và xây dựng một tương lai bền vững hơn.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top