Thế giới

Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu

ClockThứ Hai, 15/08/2022 08:55
TTH.VN - Ngành dệt may Bangladesh hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn do suy thoái toàn cầu và lạm phát khi các nhà bán lẻ ở cả thị trường châu Âu và châu Mỹ đang hoãn các chuyến hàng thành phẩm hoặc trì hoãn đặt đơn hàng do lạm phát tăng cao.

Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn ĐộLào, Bangladesh, Nepal ra khỏi danh sách các nước kém phát triển nhấtCác nước châu Á đề nghị được chia sẻ lượng vaccine mà Mỹ hỗ trợTăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng gấp rưỡi trong thập kỷ tớiChâu Á sẽ thống trị danh sách các nền kinh tế tăng trưởng 7% những năm 2020

Suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và nhu cầu đặt hàng giảm là những nguyên nhân gây nên tác động lớn đến ngành dệt may Bangladesh. Ảnh minh họa: Asahi/Báo Cần Thơ Online

Theo đó, nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đang phải gánh chịu những khó khăn kéo dài bao gồm tình trạng thiếu điện trong nước, ảnh hưởng đến sản xuất, trong khi các thị trường chính của nước này lại đang trì hoãn các chuyến hàng do lạm phát gia tăng, Bangladesh Live News đưa tin.

Plummy Fashion Ltd, nhà cung cấp của Philips-Van Heusen Corporation, công ty mẹ của thương hiệu thời trang Tommy Hilfiger và Inditex SA’s Zara nhận thấy lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 7 giảm 20% so với cùng kỳ 1 năm trước đó.

Được biết, ngành dệt may của Bangladesh đang phải đối mặt với các chính sách thương mại bất lợi, cũng như lo ngại về an ninh nội bộ, chi phí nhập khẩu cao hơn bên cạnh việc gián đoạn chuỗi cung ứng hậu COVID-19 và sự sụt giảm trong nhu cầu toàn cầu.

Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Bangladesh đã làm tăng chi phí kinh doanh của nước này.

Theo ước tính của Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các đơn hàng may mặc của Bangladesh trị giá 2,87 tỷ USD đã bị hủy bỏ vào ngày 31/3/2020.

Điều này ảnh hưởng đến khoảng 2,09 triệu công nhân và hơn 1.048 nhà máy. Trong tuần đầu tiên của tháng 4/2020, xuất khẩu RMG đã giảm gần 84%.

Kể từ đó, xuất khẩu RMG không thể đạt được mức tăng trưởng mong muốn do nhu cầu bị hạn chế và sự thay đổi căn bản trong thị hiếu của người tiêu dùng ngoài những trở ngại liên quan đến COVID-19.

Theo Policy Insights, một ấn phẩm hàng đầu của Viện Nghiên cứu Chính sách của Bangladesh, RMG của Bangladesh đã tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, cụ thể là tăng từ 120.000 USD trong năm tài chính 1985 lên khoảng 34 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên, tất cả sự tăng trưởng này đều đến từ sự tập trung quá mức vào một vài sản phẩm và một vài thị trường nhất định.

Nhìn chung, ngành may mặc của nước này còn rất nhiều khó khăn đang chờ đón ở phía trước nếu tình hình không được cải thiện nhanh nhất có thể.

Đan Lê (Lược dịch từ Mint Lounge)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Dự báo đến năm 2025, nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh phát triển thêm khoảng 1.016.205m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.861 tỷ đồng và đến năm 2030 phát triển thêm khoảng 951.562m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.224 tỷ đồng.

Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
Return to top