ClockThứ Ba, 01/10/2024 10:57

Cơ cấu hạn trả nợ tối đa 1 năm với khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) được cơ cấu hạn trả nợ tối đa 1 năm với khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão lũ.

Ứng dụng dữ liệu dân cư trong đánh giá khả tín khách hàng vayVay ngân hàng này trả ngân hàng khác: Cơ hội tốt nhưng cũng cần tìm hiểu kỹNgười vay tiêu dùng chới với trong “cơn lốc” lãi suất neo cao

Thời gian cơ cấu hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ dự kiến không quá 1 năm 

Dự thảo Thông tư quy định về cơ cấu hạn trả nợ hỗ trợ khách hàng khó khăn do thiệt hại của bão số 3 đang được NHNN lấy ý kiến các địa phương. Chính sách này sẽ áp dụng cho khách hàng vay vốn tại 26 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa.

Dự kiến, các ngân hàng có quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ gốc, lãi dựa trên đề nghị của khách hàng và khả năng tài chính của chính ngân hàng. Chính sách này chỉ áp dụng với dư nợ gốc phát sinh trước ngày 7/9/2024 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi từ ngày 7/9/2024 đến hết năm 2025. Việc xem xét cơ cấu hạn trả nợ được thực hiện trong 3 tháng đầu tiên kể từ ngày Thông tư có hiệu lực và thời gian cơ cấu hạn trả không quá 1 năm. Thời điểm trả nợ cuối cùng của khoản vay được cơ cấu, tùy theo mức độ khó khăn của khách hàng, nhưng không được muộn hơn ngày 31/12/2026.

Theo Cơ quan soạn thảo, việc xử lý khoanh nợ cho khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải cần 6 - 8 tháng (có trường hợp là hơn 1 năm) do phải thực hiện xử lý tại nhiều cấp ở địa phương, các bộ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Do vậy, dự thảo Thông tư đã có quy định để xử lý đối với tình huống nêu trên, đảm bảo các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể triển khai thực hiện ngay chính sách hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng theo quy định pháp luật. Dự thảo Thông tư cũng quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

Chính sách hoãn, giãn nợ theo các lãnh đạo ngân hàng rất cần thiết để hỗ trợ khách hàng chịu thiệt hại, bởi nhiều khách hàng chưa có dòng tiền và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ rơi vào nợ xấu, không tiếp cận được vốn mới. Do đó, cơ chế cho phép ngân hàng hoãn, giãn nợ sẽ giúp nhiều khách hàng không rơi vào nợ xấu, có thêm thời gian phục hồi.

Thời gian qua, đã có 32 ngân hàng công bố giảm 0,5 - 2% lãi suất cho cá nhân và hộ kinh doanh vay vốn chịu thiệt hại vì bão lũ, với tổng giá trị 405.000 tỷ đồng. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tính đến ngày 25/9, dư nợ bị ảnh hưởng của bão số 3 tại tất cả các địa phương lên tới 165.000 tỷ đồng, số khách hàng chịu ảnh hưởng là hơn 94.000 tỷ đồng.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lũ

Mùa mưa bão hàng năm, để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, tính mạng của người dân, chính quyền các cấp và Nhân dân trên địa bàn huyện Phú Vang luôn chủ động các biện pháp ứng phó.

Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lũ
Bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển kinh tế sau bão lũ

TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển kinh tế sau bão lũ
Nguy cơ sạt lở tại công trình Tỉnh lộ 15 rất cao

Thực trạng trên là điều mà chúng tôi ghi nhận vào trưa 19/9 tại công trình nâng cấp Tỉnh lộ (TL) 15 (TX. Hương Thuỷ), là thời điểm nhiều địa phương trong tỉnh đang phòng chống cơn bão số 4 ở khu vực miền Trung.

Nguy cơ sạt lở tại công trình Tỉnh lộ 15 rất cao
Return to top