Thế giới
KHỦNG HOẢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ TOÀN CẦU, WHO:

Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề

ClockChủ Nhật, 17/03/2024 06:35
TTH - Một báo cáo mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 13/3 cho thấy, sự bất bình đẳng giới trong công tác chăm sóc sức khỏe và y tế tác động một cách tiêu cực đến phụ nữ, các hệ thống y tế, cũng như kết quả sức khỏe.

WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phìSố ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầuWHO kêu gọi đổi mới nỗ lực toàn cầu để loại bỏ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Nhân viên y tế làm việc tại một bệnh viện ở London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Trong đó, báo cáo “Chia sẻ công bằng đối với chăm sóc sức khỏe và y tế: Giới tính và việc đánh giá thấp công tác chăm sóc sức khỏe và y tế” đã chỉ ra việc thiếu đầu tư vào các hệ thống y tế dẫn đến một vòng luẩn quẩn của công tác chăm sóc sức khỏe và y tế không được trả lương, làm giảm sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực lao động được trả lương, gây tổn hại đến việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ và cản trở bình đẳng giới.

Công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhận

Phụ nữ chiếm 67% lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe và y tế được trả lương trên toàn cầu. Ngoài công việc được trả lương này, ước tính phụ nữ thực hiện khoảng 76% các hoạt động chăm sóc không được trả lương. Công việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện có xu hướng được trả lương thấp hơn và có điều kiện làm việc kém.

Theo đó, báo cáo của WHO nhấn mạnh, lương thấp và điều kiện làm việc đòi hỏi khắt khe thường chứng kiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế. Việc hạ thấp giá trị của công việc chăm sóc, vốn là công việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện sẽ gây tác động tiêu cực đến tiền lương, điều kiện làm việc, năng suất và dấu ấn kinh tế của lĩnh vực này.

Nhiều thập kỷ đầu tư không đúng mức vào công tác chăm sóc sức khỏe và y tế đang góp phần gây ra cuộc khủng hoảng chăm sóc toàn cầu ngày càng gia tăng. Với sự trì trệ trong tiến trình hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC), dẫn đến 4,5 tỷ người không được bao phủ đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu, phụ nữ có thể phải đảm nhận nhiều công việc chăm sóc không được trả lương hơn.

Đáng chú ý, tác động có hại của các hệ thống y tế yếu kém kết hợp với công việc chăm sóc sức khỏe và y tế không được trả lương ngày càng tăng đang làm căng thẳng thêm sức khỏe của những người chăm sóc và chất lượng của dịch vụ.

Ông Jim Campbell, Giám đốc phụ trách chính sách nhân viên y tế của WHO cho biết: “Báo cáo “Chia sẻ công bằng” đã nêu bật cách các khoản đầu tư bình đẳng giới vào công tác chăm sóc sức khỏe và y tế sẽ thiết lập lại giá trị của lĩnh vực này, đồng thời thúc đẩy các nền kinh tế công bằng và toàn diện hơn”.

“Chúng tôi đang kêu gọi các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và người sử dụng lao động hành động để đầu tư: đã đến lúc phải chia sẻ công bằng đối với công tác chăm sóc sức khỏe và y tế”, ông Jim Campbell nói thêm.

Đòn bẩy chính sách

Qua đó, báo cáo của WHO đưa ra các đòn bẩy chính sách để đánh giá tốt hơn công việc chăm sóc sức khỏe và y tế. Cụ thể, cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả các hình thức của công việc chăm sóc sức khỏe và y tế; đưa phụ nữ vào tham gia lực lượng lao động được trả lương một cách công bằng hơn; cải thiện điều kiện làm việc và tiền lương trong lực lượng lao động y tế và chăm sóc, đồng thời đảm bảo trả lương bình đẳng cho những công việc có giá trị như nhau.

Ngoài ra, WHO cũng lưu ý việc giải quyết khoảng cách giới trong công tác chăm sóc, hỗ trợ công việc chăm sóc có chất lượng, và bảo vệ quyền cũng như phúc lợi của những người chăm sóc; đảm bảo số liệu thống kê quốc gia được tính toán, đo lường và đánh giá tất cả các công việc chăm sóc sức khỏe và y tế; đầu tư vào các hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ, nhằm làm giảm bớt gánh nặng của công việc chăm sóc không được trả lương, đồng thời cải thiện chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Điều quan trọng là các khoản đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ đối với mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, mà còn phân phối lại công việc chăm sóc sức khỏe và y tế không được trả lương. Khi phụ nữ tham gia vào công việc chăm sóc sức khỏe và y tế được trả lương, họ được trao quyền về mặt kinh tế và kết quả sức khỏe sẽ trở nên tốt hơn. Các hệ thống y tế cần ghi nhận, đánh giá cao và đầu tư vào mọi hình thức của công tác chăm sóc sức khỏe và y tế.

Lê Thảo (Lược dịch từ WHO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
KỶ NIỆM 37 NĂM NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI ( 11/7/1987 - 11/7/2024)
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi

Cùng với các hoạt động đồng hành, công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi (NCT) đã và đang được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, góp phần giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc hơn.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi
Đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong hệ thống y tế

Chiều 6/6, Sở Y tế tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò của Phục hồi chức năng trong hệ thống y tế, sự phát triển của Phục hồi chức năng tầm nhìn 2030” nhằm cập nhật và đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong công tác khám chữa bệnh.

Đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong hệ thống y tế
Philippines thiếu 190.000 nhân viên y tế

Bộ trưởng Y tế Philippines Teodoro Herbosa cho biết nước này đang thiếu 190.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe, khiến chính phủ phải xem xét một loạt các lợi ích để giữ chân những nhân viên trong lĩnh vực này.

Philippines thiếu 190 000 nhân viên y tế
Return to top