Thế giới

Bầu cử Mỹ: Hai ứng viên cạnh tranh quyết liệt ở các bang chiến địa còn lại

ClockThứ Sáu, 06/11/2020 10:05
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa ngã ngũ khi đã bước sang ngày thứ 2 trong bối cảnh hai ứng cử viên vẫn tiếp tục cạnh tranh quyết liệt ở các bang chiến địa còn lại.

Cuộc bỏ phiếu về biến đổi khí hậu cho toàn thế giớiBầu cử Mỹ 2020: Bang Nevada tạm dừng kiểm phiếu

Tới thời điểm này, vẫn chưa có ứng cử viên nào đạt đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để có thể tuyên bố thắng cử trong bối cảnh một số bang tại Mỹ vẫn chưa hoàn tất quá trình kiểm phiếu. Theo phần lớn các hãng tin tức Mỹ, ứng cử viên Dân chủ Joe Biden vẫn đang tiếp tục dẫn trước với 264 phiếu đại cử tri so với 214 phiếu của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump.

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Biden và Trump. Ảnh: CNN

Hiện tại, kết quả kiểm phiếu tại một số bang vẫn chưa thể hiện rõ ai sẽ là người chiến thắng và giành được số phiếu đại cử tri tại các bang này bao gồm Nevada, Pennsylvania, Bắc Carolina, Georgia và Alaska. Ông Trump hiện đang dẫn trước tại các bang này trừ Nevada, bang có 6 phiếu đại cử tri và nếu chiến thắng tại bang này, ông Biden sẽ có vừa đủ 270 phiếu để có thể tuyên bố thắng cử.

Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là tại bang Arizona, bang có 11 phiếu đại cử tri và đã được coi là thuộc về ông Biden thì lại có chút thay đổi khi khoảng cách giữa ông Biden và ông Trump bị thu hẹp xuống còn 50,5%-48% trong khi mới chỉ có 88% phiếu được kiểm. Diễn biến này đang khiến cuộc cạnh tranh phiếu đại cử tri của hai ứng cử viên diễn ra hết sức gay cấn và khó đoán định

Hiện tại, ông Biden sẽ phải giữ được bang Arizona và thắng tại Nevada để thắng cử mà không cần tới kết quả ở các bang còn lại. Trong khi đó, trong trường hợp không lật ngược được tình thế ở Arizona, ông Trump sẽ buộc phải thắng toàn bộ các bang còn lại bao gồm Neveda.

Quá trình kiểm phiếu tại các bang này vẫn đang diễn ra khá chậm và hiện vẫn chưa rõ thời điểm nào mới có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, ông Trump và chiến dịch của mình tuyên bố đã có chứng cứ về gian lận cử tri và bầu cử bang và sẽ tiến hành kiện kết quả kiểm phiếu tại các bang được cho là đã thuộc về ông Biden.

Trong khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vẫn đang diễn biến căng thẳng thì một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ và một số người đã bị bắt giữ. Tình hình nước Mỹ được dự báo sẽ có thể bất ổn sau bầu cử với khả năng bạo động, do đó một bộ phận người dân đã chuẩn bị sẵn tâm lý trong khi rất nhiều cửa hàng tại các trung tâm thành phố lớn đã đóng cửa và đóng ván gỗ bên ngoài để phòng ngừa tình trạng cướp bóc như từng diễn ra vài tháng trước đây./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Return to top