Thế giới

Biến đổi khí hậu: Dải băng Greenland thu hẹp trong 25 năm liên tiếp

ClockChủ Nhật, 09/01/2022 08:20
TTH.VN - Theo báo cáo Tình trạng Khí hậu thường niên của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2021 vừa qua đã đánh dấu năm thứ 25 liên tiếp khi dải băng Greenland mất đi khối lượng băng nhiều hơn trong mùa băng tan, so với khối lượng nước đóng băng trong mùa đông.

Tình trạng băng tan ở Greenland làm gia tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn cầuPhát hiện mới về hòn đảo xa đất liền nhất thế giới ở Bắc Cực

Một khối băng khổng lồ trôi trên vùng biển phía Đông Nam Greenland. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Dữ liệu từ Polar Portal, dịch vụ giám sát Bắc Cực của Đan Mạch, đơn vị đóng góp vào báo cáo nói trên cho thấy, khí hậu vào đầu mùa hè đã được ghi nhận lạnh và ẩm ướt, với lượng tuyết rơi dày và muộn bất thường vào tháng 6. Điều này đã làm trì hoãn sự bắt đầu của mùa băng tan. Tuy nhiên, sau đó, một đợt sóng nhiệt vào cuối tháng 7 đã dẫn đến lượng băng bị mất đi đáng kể.

Cụ thể, dải băng Greenland đã mất đi khoảng 166 tỷ tấn băng trong khoảng thời gian 12 tháng, kết thúc vào tháng 8/2021. Đây có thể được xem là một năm trung bình, nhưng Polar Portal lưu ý các viễn cảnh đã thay đổi như thế nào, do tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng.

Cũng theo báo cáo nói trên, năm 2021 là một năm đáng chú ý bởi một số lý do. Đó là năm mà mưa đã xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử tại Trạm Summit, đỉnh của thềm băng ở Greenland, tại độ cao 3.200 mét so với mực nước biển.

Năm 2021 cũng chứng kiến ​​sự gia tăng của lượng băng bị mất đi tại sông băng Sermeq Kujalleq, nơi mà tốc độ mất băng đã được trì trệ trong vài năm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News & Sky News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top