Thế giới

Phát hiện mới về hòn đảo xa đất liền nhất thế giới ở Bắc Cực

ClockChủ Nhật, 29/08/2021 08:28
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hòn đảo mới ở ngoài khơi đảo Greenland, được cho là hòn đảo xa đất liền nhất thế giới về phía bắc.

Bán đảo Scandinavia đối diện với mùa hè nóng kỷ lục3,7 tỉ năm trước đã có sự sống!

Đảo mới được phát hiện có diện tích nhỏ, chiều rộng chỉ khoảng 30m. Ảnh: Reuters

Đây là một đảo nhỏ, kích thước 60m x 30m và điểm nhô cao nhất chỉ khoảng 3m so với mặt nước biển, được cấu tạo từ bùn cát và băng tích – hợp chất giữa đất và đá còn sót lại sau khi sông băng tan chảy.

Nhóm nghiên cứu – những người đầu tiên khám phá ra đảo mới, dự định sẽ đặt tên đảo này là "Qeqertaq Avannarleq" - trong tiếng Greenland có nghĩa là "hòn đảo xa nhất về phía bắc". Greenland là vùng lãnh thổ Bắc Cực thuộc về Đan Mạch.

Đảo mới được phát hiện khá tình cờ. Tháng 7, nhóm chuyên gia đến thu thập mẫu vật ở Oodaaq, hòn đảo được Đan Mạch phát hiện vào năm 1978 và được cho là xa nhất thế giới về phía bắc. Mục đích chính là để tìm kiếm những loài vật mới thích nghi với cuộc sống ở môi trường khắc nghiệt này. Tuy nhiên, khi đặt chân đến và kiểm tra tọa độ với cơ quan Đan Mạch phụ trách các đảo Bắc Cực, họ nhận thấy mình ở một hòn đảo khác, xa hơn Oodaaq khoảng 780m về phía bắc.

“Chúng tôi phát hiện ra đảo mới hoàn toàn tình cờ. Nhóm 6 người chúng tôi đi trên một chiếc trực thăng cỡ nhỏ. Khi đến vị trí của đảo Oodaaq, chúng tôi không thể thấy nó”, ông Morten Rasch, chuyên gia tại Trạm Nghiên cứu Bắc Cực ở Greenland cho biết.

Nhóm nghiên cứu của Morten Rasch sau đó bắt đầu tìm kiếm hòn đảo. Sau vài phút phấn khích, các nhà khoa học đáp xuống một vùng đất lạ không có thực vật, cấu tạo từ bùn, sỏi, băng tích, có băng biển bao quanh. Sau chuyến thám hiểm và nhiều cuộc thảo luận với các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ vừa tình cờ phát hiện hòn đảo xa nhất thế giới về phía bắc.

Việc mở rộng lãnh thổ ở Bắc Cực sẽ phụ thuộc vào việc cấu trúc vật chất mới được phát hiện là đảo, hay chỉ là mô đất cao vốn có thể sẽ lại biến mất. Một cấu trúc được gọi là đảo cũng phải nổi trên mặt biển khi thủy triều lên. “Ở thời điểm hiện tại, vùng đất mới được phát hiện hội đủ các tiêu chí để được xác định là đảo. Đây là hòn đảo xa đất liền nhất thế giới về cực bắc”, giáo sư Rene Forsberg thuộc Viện Không gian Quốc gia Đan Mạch cho biết.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top