Thế giới

Tình trạng băng tan ở Greenland làm gia tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn cầu

ClockThứ Ba, 02/11/2021 09:40
Khoảng 3.500 tỷ tấn băng ở dải băng Greenland tan chảy trong thập kỷ qua đã khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm ít nhất 1 cm, cũng như làm gia tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn thế giới.

Bloomberg: Nguồn cung lương thực thế giới bị tác động bởi thời tiết cực đoanLũ lụt ở châu Âu - minh chứng cho thấy cần cắt giảm khí thải

Băng trôi trên vùng biển phía đông Greenland. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trên đây là kết luận mới của một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Communications số ra ngày 1/11.

Các dải băng trên đỉnh hòn đảo lớn nhất thế giới chứa lượng nước băng đủ để khiến mực nước tại đại dương trên toàn cầu tăng lên 6m, và tình trạng băng tan cực đoan tại hòn đảo này đã diễn ra nhiều hơn trong ít nhất 40 năm gần đây.

Mặc dù đây là một trong những nơi được các nhà khí hậu học nghiên cứu nhiều nhất trên Trái Đất, song nghiên cứu mới trên là công trình đầu tiên sử dụng dữ liệu vệ tinh để phát hiện dòng chảy của tảng băng Greenland.

Các nhà nghiên cứu cho biết lượng nước băng tan của Greenland đã tăng 21% trong 4 thập kỷ qua. Đáng chú ý hơn, các hình ảnh vệ tinh do Cơ quan Vũ trụ châu Âu cung cấp cho thấy dải băng đã mất 3.500 tỷ tấn băng kể từ năm 2011, tạo ra lượng nước đủ để khiến các mức nước tại các đại dương dâng cao và tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt tại các cộng đồng ven biển. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy hơn 30% lượng băng bị mất trong thập kỷ qua chỉ xảy ra trong hai mùa hè năm 2012 và năm  2019, vốn ghi nhận nhiệt độ cao.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự thay đổi đáng kể hằng năm về lượng băng tan và dữ liệu nhiệt độ cũng cho thấy các đợt nắng nóng là nguyên nhân chính khiến tình trạng này diễn ra. Ví dụ, vào năm 2012, những thay đổi trong mô hình khí quyển đã khiến không khí ấm lên bất thường và khối khí nóng này ủ lâu trên tảng băng trong nhiều tuần, do đó 527 tỷ tấn băng đã bị mất.

Chuyên gia Thomas Slater thuộc Trung tâm quan sát và lập mô hình Địa cực của Đại học Leeds nhận định tương tự như các khu vực khác trên thế giới, Greenland cũng dễ bị tổn thương do sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Khi khí hậu ấm lên, tình trạng tan băng cực đoan Greenland xảy ra thường xuyên hơn là điều hiển nhiên.

Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu vệ tinh đã cho phép họ ước tính nhanh chóng và chính xác lượng băng mất đi tại Greenland trong 1 năm nhất định và từ đó suy ra sự gia tăng của mực nước biển. Ông Amber Leeson, giảng viên cao cấp về Khoa học Dữ liệu Môi trường tại Đại học Lancaster của Anh, nêu rõ ước tính của mô hình cho thấy tảng băng Greenland sẽ khiến mực nước biển tăng từ 3-23 cm vào năm 2100.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top