Thế giới

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều thay đổi về lượng mưa, bão dữ dội hơn

ClockThứ Sáu, 26/07/2024 15:09
TTH.VN - Biến đổi khí hậu đang thúc đẩy những thay đổi về mô hình lượng mưa trên toàn thế giới, điều này cũng có thể dẫn đến các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn, các nhà khoa học ngày 26/7 cho hay.

Những thay đổi toàn cầu đang thúc đẩy 3 cuộc khủng hoảng của hành tinhNhiệt độ toàn cầu liên tục lập kỷ lục mới, nắng nóng ngày càng gay gắt và thường xuyên hơn

 Mưa lớn gây ra tình trạng ngập lụt tại Bangladesh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science, các nhà khoa học nhận định, các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn là một phần của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt rộng lớn hơn, do nhiệt độ cao hơn gây ra.

Các nhà nghiên cứu do bà Zhang Wenxia tại Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu khí tượng lịch sử và phát hiện, khoảng 75% diện tích đất liền trên thế giới đã chứng kiến sự gia tăng về "biến động lượng mưa", hoặc sự thay đổi lớn hơn giữa thời tiết ẩm ướt và khô hạn.

Theo đó, nhiệt độ ấm lên đã tăng cường khả năng giữ độ ẩm của khí quyển, điều này đang gây ra sự biến động lớn hơn về lượng mưa.

"Sự biến động này đã tăng lên ở hầu hết các nơi, bao gồm cả Australia, đồng nghĩa với các giai đoạn mưa nhiều hơn và khô hạn hơn… Điều này sẽ tăng lên khi tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục diễn ra, làm tăng khả năng xảy ra hạn hán và/hoặc lũ lụt", ông Steven Sherwood, một nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học New South Wales ở Australia cho biết thêm.

Những cơn bão mạnh hơn

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tin rằng, biến đổi khí hậu đang định hình lại các cơn bão nhiệt đới, khiến chúng xảy ra ít thường xuyên hơn nhưng mạnh hơn.

"Hơi nước cao hơn trong khí quyển là nguyên nhân cuối cùng của tất cả những xu hướng này, hướng tới các hiện tượng thủy văn cực đoan hơn", ông Steven Sherwood nói với Hãng thông tấn Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Đáng chú ý, bão Gaemi, cơn bão đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 24/7 vừa qua, là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào hòn đảo này trong 8 năm qua.

Mặc dù khó có thể quy các sự kiện thời tiết riêng lẻ cho biến đổi khí hậu, nhưng các mô hình dự báo, tình trạng nóng lên toàn cầu khiến bão mạnh hơn, bà Sachie Kanada, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nagoya của Nhật Bản cho biết.

"Nhìn chung, nhiệt độ bề mặt biển ấm hơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xoáy thuận nhiệt đới", bà Sachie Kanada nói thêm.

Trong "sách xanh" về biến đổi khí hậu được công bố trong tháng này, Trung Quốc cho hay, số lượng bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông đã giảm đáng kể kể từ những năm 1990, nhưng chúng đang trở nên mạnh hơn.

Trong báo cáo về biến đổi khí hậu được công bố hồi tháng 5 năm nay, Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho rằng, biến đổi khí hậu có khả năng làm giảm tổng số lượng bão trong khu vực, đồng thời khiến mỗi cơn bão trở nên dữ dội hơn.

Bên cạnh đó, ông Feng Xiangbo, một nhà khoa học nghiên cứu về xoáy thuận nhiệt đới tại Đại học Reading (Vương quốc Anh) cho biết, sự sụt giảm về số lượng bão là do mô hình ấm lên không đồng đều của đại dương, với nhiệt độ tăng nhanh hơn ở Tây Thái Bình Dương so với phía Đông.

Cũng theo nhà khoa học này, khả năng chứa hơi nước ở tầng khí quyển thấp hơn dự kiến sẽ tăng 7% cho mỗi lần nhiệt độ tăng 1 độ C, trong khi lượng mưa do xoáy thuận nhiệt đới ở Mỹ tăng lên tới 40% cho mỗi lần nhiệt độ tăng 1 độ C.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi số là giải pháp hữu ích trước biến đổi khí hậu

Đông Nam Á là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa khí hậu. Trong bối cảnh đó, các giải pháp số có thể là chìa khóa giúp khu vực này tăng cường khả năng phục hồi trước những tổn thất kinh tế và các sự kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

Chuyển đổi số là giải pháp hữu ích trước biến đổi khí hậu
Quy luật của bão

Trong những ngày bão số 3 (Yagi) hoành hành trên đất Bắc, tôi lại nhớ tới cơn bão số 8 (Celcil) cách đây 39 năm ở Thừa Thiên Huế. Bão số 3 xảy ra ở một nơi xa, chỉ có thể cảm nhận được qua tiết trời xứ Huế vần vũ và nhiều nhất với tôi là những thông tin và hình ảnh từ mạng xã hội. Nó dữ dằn, khốc liệt và đầy tang thương. Bão số 8 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế khi đó còn một bộ phận của tỉnh Bình Trị Thiên. Buổi tối hôm ấy, mẹ con tôi ở quê, cảm nhận được nó từ một góc nhà tối om, nghe tiếng gió rít gào và mái nhà tôn cấp 4 của mình cứ “bưng lên hạ xuống”. Mẹ tôi niệm Phật, van vái ông bà đừng làm sập nhà “mẹ quá con côi” mà thảm lắm.

Quy luật của bão
Return to top