Thế giới

Biến đổi khí hậu làm thay đổi các lựa chọn du lịch nghỉ dưỡng

ClockThứ Ba, 19/09/2023 07:09
TTH - Sau nhiều năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, các kỳ nghỉ đang quay trở lại. Gần 4 tỷ hành khách đã thực hiện các chuyến bay quốc tế trong năm 2022, tăng hơn gấp đôi so với năm 2020.

Nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậuTrò chuyện về biến đổi khí hậu

Du khách vác hành lý lội qua dòng nước tại thành phố du lịch nổi tiếng Venice ở Italy. Ảnh: Getty Image 

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của du lịch cũng gây ra những lo ngại. Chỉ riêng ngành du lịch chịu trách nhiệm cho khoảng 8%-10% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Và thời tiết tại các điểm nghỉ dưỡng truyền thống vào cao điểm mùa hè đang ngày càng trở nên khó chịu, nếu không muốn nói là “hết sức nguy hiểm”.

Khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều người thực sự lo ngại rằng, các điểm đến nghỉ dưỡng truyền thống sẽ trở nên quá nóng vào mùa hè để có thể tiếp tục hấp dẫn du khách. Điều này đặt ra câu hỏi ngành du lịch sẽ thích ứng thế nào với biến đổi khí hậu?

Thay đổi điểm đến

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, du lịch sẽ dịch chuyển về hướng các địa cực, vì hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nhiệt độ tăng lên không chỉ ở những vùng nóng truyền thống mà còn ở các địa điểm xa hơn về phía bắc và phía nam.

Một mô hình nghiên cứu từ năm 2007 dự đoán rằng đến năm 2050, thời tiết nóng hơn sẽ khiến các điểm du lịch nổi tiếng như ở Địa Trung Hải kém hấp dẫn hơn vào mùa hè. Đồng thời, các điểm đến phía bắc như Scandinavia và Vương quốc Anh sẽ có mùa du lịch kéo dài hơn.

Khoảng 50% du lịch toàn cầu tập trung ở các khu vực ven biển. Vì vậy, một mối lo ngại khác là nguy cơ mất các bãi biển do mực nước biển dâng cao.

Ở Caribe, ước tính khoảng 29% các khu nghỉ dưỡng sẽ bị ngập một phần hoặc toàn bộ khi mực nước biển dâng cao 1m. Một số điểm đến bãi biển khác thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn. Ví dụ, đảo Sardinia đã phải hứng chịu nhiều cơn bão  mạnh trong năm 2022 và do đó, có thể gặp khó khăn hơn trong việc đón du khách trong tương lai gần do nguy cơ mưa bão và lũ lụt tăng cao.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với du lịch sẽ không chỉ dừng lại ở các khu vực ven biển. Nhiều điểm đến nổi tiếng ở thành phố dự kiến cũng sẽ phải đối mặt với nắng nóng gay gắt hơn. Du lịch ở các khu vực miền núi cũng sẽ bị ảnh hưởng do tuyết tan nhanh dẫn đến mùa trượt tuyết ngắn hơn.

Thực tiễn chuyển đổi du lịch

Khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nơi mà con người có thể du lịch an toàn. Thế nhưng, các mô hình du lịch cần có thời gian để phát triển. Trong khi đó, các điểm đến sẵn có hiện nay sẽ cần phải thay đổi để chống chọi với những thách thức như nhiệt độ cực cao, mực nước biển dâng cao và các điều kiện khí hậu khác.

Một số ý tưởng đã được đưa ra để bảo vệ các khu du lịch ven biển trước nguy cơ lũ lụt như xây dựng đê biển và cồn cát tự nhiên. Ngoài ra, thay đổi vật liệu xây dựng và tái cấu trúc không gian đô thị để cải thiện hệ thống thông gió cũng được đề xuất để giảm sự phụ thuộc vào máy điều hòa vốn đắt tiền và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Các điểm đến mới bắt đầu xuất hiện ở những vùng ôn đới hơn sẽ cần được phát triển cơ sở hạ tầng đáng kể để hỗ trợ lượng du khách gia tăng, bao gồm hệ thống giao thông, chỗ ở, lựa chọn ăn uống và các điểm tham quan. Quá trình thiết lập các điểm đến du lịch thường mất thời gian và đòi hỏi phải suy nghĩ cẩn trọng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top