ClockChủ Nhật, 05/08/2018 14:37

Tận dụng công nghệ để phát triển tài chính toàn diện

TTH - Tài chính toàn diện – khái niệm chỉ việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm một cách thuận tiện, phù hợp, giá cả hợp lý... nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của tất cả người dân đã được xem là tầm nhìn chung không thể thiếu để cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống trong thời đại số. Các chuyên gia nhận định, tiếp cận các dịch vụ tài chính là cánh cửa hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, xây dựng xã hội ổn định và thịnh vượng.

Vai trò quan trọng của Công nghiệp 4.0 trong ngành sản xuất ở Đông Nam ÁMỹ, Nhật, Australia thúc đẩy cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đổi mới công nghệ tạo hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển tài chính toàn diện. Ảnh: Devdiscourse

Tuy nhiên theo ước tính, vẫn còn khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới chưa có tài khoản cơ bản tại các tổ chức tài chính chính thức. Có 8 rào cản chính đang kiềm chế tốc độ phát triển của tất cả mọi người, bao gồm: thiếu các dịch vụ tài chính giá cả phải chăng, bất bình đẳng giới, thiếu nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong từng địa phương, thiếu sự tin tưởng, các dịch vụ tài chính vẫn duy trì lối hoạt động truyền thống, người dân thiếu kiến thức về tài chính, thiếu các giấy tờ tùy thân cơ bản gây khó khăn cho công tác tạo tài khoản và thiếu các sản phẩm tài chính hiện đại có thể đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng.

Công nghệ - cánh cửa mở ra tương lai

Qua nhiều năm, đổi mới công nghệ đã cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc trong quá trình cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Đây là thông điệp chính thức được cơ sở dữ liệu toàn cầu về tài chính (Global Findex) mô tả về một bức chân dung thể hiện tính đột phá trong cách người dân trên 140 quốc gia toàn cầu ưa chuộng sử dụng điện thoại, internet... để thanh toán và quản lý tiền tệ.

Đặc biệt, xu hướng công nghệ tài chính với tên gọi là FinTech đã thay đổi cảnh quan dịch vụ tài chính toàn cầu và đang tạo động lực mới cho việc áp dụng nhiều hơn các công cụ và dịch vụ có liên quan. Khi cuộc cách mạng Fintech tiếp tục diễn ra, các dịch vụ tài chính được kích hoạt bằng công nghệ kỹ thuật số cũng tiếp tục được mở rộng đáng kể. Nhận thấy sự tiến bộ trong thị hiếu của khách hàng, các nhà cung cấp cũng lập nhiều kế hoạch số hóa các kênh truyền thống để bắt kịp với đà phát triển hiện nay.

Triển vọng khu vực

Theo báo cáo của Global Findex, tính đến năm 2014 ước tính có khoảng 68% dân số người trưởng thành trên toàn cầu (khoảng 3,8 tỷ người) có tài khoản riêng tại ngân hàng hoặc các hệ thống giao dịch lưu động. Chỉ sau vài năm, con số này đã tăng lên thành 515 triệu người và tiếp tục đạt đỉnh 1,2 tỷ người trong giai đoạn từ 2014 – 2017.

Xét về tiểu vùng, tại Nam Á, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tăng 23% và chạm mức 70% trên tổng số dân cư khu vực này. Trong đó tốc độ tăng trưởng được ghi nhận phát triển nhanh nhất ở Ấn Độ - nơi chính phủ triển khai chính sách tài chính toàn diện mới thông qua nhận dạng sinh trắc học. Nhờ vào ứng dụng này, độ an toàn, chính xác được đẩy lên khiến tỷ lệ người đăng ký tài khoản tăng lên đến 80%.

Tại khu vực Mỹ latinh và Caribbean: Với 55% người trưởng thành sở hữu điện thoại di động và tỷ lệ truy cập Internet cũng cao hơn 15% so với mức trung bình của thế giới, đây là thị trường tiềm năng to lớn cho việc phát triển công nghệ tài chính...

Trong số tất cả các khu vực, Đông Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc đang chứng kiến tài chính kỹ thuật số phát triển mạnh nhất, với số lượng chủ tài khoản đăng ký tăng gấp đôi lên thanh 57% tổng dân số trong thời gian qua.

Sau những thống kê sơ bộ, có thể kết luận rằng phát triển tài chính toàn diện theo hướng công nghệ thông qua điện thoại di động và Internet đang tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và cung cấp một tương lai hứa hẹn trên toàn thế giới.

Những quy định phải tuân thủ

Trước đà tăng trưởng như hiện nay, các chuyên gia cũng cảnh báo hàng loạt những hệ luy liên quan có thể xảy ra xung quanh các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, hợp tác toàn cầu là điều kiện tiên quyết để cung cấp các dịch vụ một cách có trách nhiệm và bền vững. Cụ thể, cần nâng cao nhận thức về tài chính và kỹ thuật số để mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính có hiệu quả; tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng ICT để giảm rủi ro xuất hiện các vấn đề kỹ thuật, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để xây dựng niềm tin khách hàng...

Tài chính kỹ thuật số đang tiếp tục phát triển và thay đổi nhanh chóng với sự tiến bộ của các công nghệ mới. Kết hợp với số liệu của Global Findex, chính phủ các nước và lãnh đạo các ban ngành liên quan cần chung tay hoạt động theo cách thức và bối cảnh mới để đảm bảo đạt được tầm nhìn chung về tiếp cận tài chính toàn diện và cải thiện sức khỏe tài chính cho tất cả mọi người.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse & World Economic Forum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng kỳ nghỉ lễ để ôn thi

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều học sinh cuối cấp đã gác lại kế hoạch nghỉ ngơi, vui chơi để tập trung ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới. Đây cũng là dịp phụ huynh có thời gian rảnh để đồng hành cùng con.

Tận dụng kỳ nghỉ lễ để ôn thi
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top