Thế giới

Các nhà lập pháp EU xem xét luật ô nhiễm nhựa mạnh mẽ hơn

ClockThứ Sáu, 12/01/2024 12:07
TTH.VN - Một số nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tăng cường luật dự kiến về ô nhiễm vi nhựa, sau khi hàng triệu hạt vi nhựa trôi dạt vào bờ biển vùng Galicia, phía Tây Bắc Tây Ban Nha.

Cơ quan năng lượng nguyên tử LHQ nghiên cứu ô nhiễm nhựa ở Nam CựcCảnh báo: Nhựa vẫn đang "hiện diện rộng rãi" trong thực phẩm

 Hàng triệu hạt vi nhựa đã trôi dạt vào khu vực bờ biển Tây Ban Nha. Ảnh minh họa: The Guardian/TTXVN

Những hạt nhựa nhỏ được sử dụng để sản xuất các vật dụng hàng ngày từ chai nước cho đến túi mua sắm. Chúng cũng là một mối đe dọa môi trường, làm tăng thêm gánh nặng về rác thải nhựa trong các đại dương, và cũng rất khó để dọn sạch vì kích thước nhỏ bé của chúng.

Theo Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA), EU đang xây dựng luật nhằm ngăn chặn những sự cố trôi dạt của các hạt vi nhựa, 176.000 tấn hạt vi nhựa vô tình bị thải ra mỗi năm.

Trong một phát biểu được đưa ra vào ngày 11/1, ông Joao Albuquerque, nhà đàm phán dẫn đầu của Nghị viện EU về luật mới cho biết, ông đã đề xuất mở rộng yêu cầu đối với các công ty để ngăn chặn những sự cố trôi dạt của các hạt vi nhựa, bao gồm cả lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là sau vụ việc ở Galicia.

“Điều này đã trở nên cực kỳ cấp bách. Những thảm kịch này hầu như luôn có thể tránh được”, ông Joao Albuquerque phát biểu tại một cuộc họp ủy ban của Nghị viện châu Âu.

Đáng chú ý, đề xuất của ông Joao Albuquerque cũng sẽ mở rộng luật để bao gồm không chỉ những hạt vi nhựa, mà còn cả mảnh nhựa, bột nhựa và bụi nhựa được sử dụng để sản xuất các sản phẩm.

Nghị viện EU đang chạy đua để thống nhất quan điểm đàm phán, hướng đến những cuộc đàm phán với các quốc gia thành viên EU nhằm hoàn tất luật mới, khả năng trước cuộc bầu cử EU dự kiến được tổ chức vào tháng 6 năm nay.

Hàng triệu hạt vi nhựa trôi dạt vào Tây Ban Nha đã đến từ ít nhất một container, rơi ra từ một con tàu ngoài khơi nước láng giềng Bồ Đào Nha hồi tháng trước.

Các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong cơ thể con người, băng biển vùng cực, và các rãnh đại dương sâu nhất, đồng thời có thể giết chết các loài chim và rùa ăn phải chúng.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Return to top