Thế giới

Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế

ClockThứ Ba, 17/05/2022 12:57
Các Bộ trưởng Y tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ hợp tác với người đồng cấp Mỹ để phát triển và củng cố hệ thống y tế khu vực.

Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam ÁTổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'Tổng thống Mỹ có kế hoạch cam kết 150 triệu USD cho ASEANHội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ được tin tưởng sẽ có kết quả tốtHội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ - ASEAN sẽ được tổ chức vào tháng 5Mỹ sẽ triển khai nhiều chương trình thể hiện cam kết với Đông Nam Á

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết các Bộ trưởng Y tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ hợp tác với người đồng cấp Mỹ để phát triển và củng cố hệ thống y tế khu vực.

Theo Bộ trưởng Budi, tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế đặc biệt ASEAN-Mỹ được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15, hai bên đã nhất trí thảo luận và thông qua Khung tham chiếu ASEAN-Mỹ và xây dựng kế hoạch công tác ba năm.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Y tế ASEAN và Mỹ đã nhất trí thúc đẩy ba khía cạnh, trong đó khía cạnh thứ nhất liên quan đến việc tăng cường hệ thống y tế trong các tình huống khẩn cấp nhằm mục đích ngăn chặn đại dịch tiếp theo.

Khía cạnh thứ hai liên quan đến phát triển hệ thống y tế thông qua nguồn nhân lực.

Để có một hệ thống y tế mạnh mẽ và bình đẳng, cần có đội ngũ các nhân viên y tế được đào tạo và hoạt động tốt.

Ông Gunadi cho biết phía Mỹ quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ASEAN.

Để đạt được mục tiêu này, ASEAN và Mỹ sẽ nỗ lực nâng cao năng lực, tăng số lượng đồng thời đảm bảo chất lượng của các nhân viên y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Khía cạnh thứ ba liên quan đến việc củng cố hệ thống thông tin và dữ liệu nhằm hỗ trợ phát triển và sản xuất vaccine, cũng như liệu pháp điều trị và thiết bị chẩn đoán tại chỗ.

Để thực hiện điều này, hai bên đã nhất trí tiến hành chuyển giao công nghệ và kiến thức, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu.

Bộ trưởng Budi cho hay phía Mỹ đã cam kết hỗ trợ cụ thể cho ASEAN trong ba khía cạnh nói trên, đồng thời kỳ vọng rằng hợp tác y tế khu vực này sẽ giúp củng cố hệ thống y tế không chỉ cho các nước thành viên ASEAN mà cả cho phía Mỹ.

Bộ trưởng Budi thông báo rằng Lào sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN giai đoạn 2022-2024.

Trong nhiệm kỳ 2020-2022 của Indonesia, chỉ duy nhất Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 được tổ chức trực tiếp do ảnh hưởng của đại dịch.

Mặc dù vậy, theo ông Budi, Indonesia đã cố gắng đạt được hai thành tựu quan trọng, gồm thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED), và hài hòa hóa quy trình y tế giữa các nước ASEAN.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top