Thế giới

Các nước chạy đua lợi ích kinh tế tại Iran sau thỏa thuận hạt nhân

ClockThứ Ba, 21/07/2015 10:10
TTH.VN - Thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5+1 hôm 14/7 đang mở ra các cơ hội lớn cho nền kinh tế Iran và các nước.

Dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran sẽ tạo ra thay đổi lớn đối với triển vọng nguồn cung và giá dầu của thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, các ngành sản xuất châu Á từ ngành chế tạo máy bay đến ô tô cũng đang được hưởng lợi từ thỏa thuận hạt nhân này.

 
cac nuoc chay dua loi ich kinh te tai iran sau thoa thuan hat nhan hinh 0
Ngành  dầu khí Iran (Ảnh: Mobtada.com)

Ngành công nghiệp ôtô của Iran phát triển trong suốt 5 thập kỷ qua và là thị trường lớn nhất ở khu vực Trung Đông. Quốc gia Hồi giáo này đã xuất xưởng 1,6 triệu chiếc xe trong năm 2011 và nhập khoảng hơn 1 triệu chiếc xe trước thời điểm các nước châu Âu bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Tehran do chương trình hạt nhân tranh cãi của nước này. Chính vì vậy, nếu các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, sẽ là một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất phụ tùng cũng như các hãng sản xuất ô tô thế giới.

Theo chuyên gia phân tích thị trường tại London, nếu các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, đây là cơ hội tuyệt vời cho thị trường ô tô châu Á. Những nhãn hiệu nước ngoài với chất lượng tốt sẽ có lợi thế trong cuộc đua này. Hiện các quảng cáo về xe hơi và hàng hóa xa xỉ của châu Âu cũng bắt đầu xuất hiện tại Tehran.

Không chỉ những nhãn hiệu như Toyota và Hyundai được hưởng lợi,  Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc ước tính, thị trường xây dựng của Iran cũng sẽ mở rộng lên đến 154,4 tỷ USD trong năm 2016, so với mức 88,7 tỷ USD của năm 2013.

Hàn Quốc đang tăng cường bán các loại sản phẩm như thép, hóa dầu và máy móc, khi quốc gia Hồi giáo này đang trong quá trình xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Hàn Quốc cũng hi vọng tăng xuất khẩu linh kiện ô tô, điện thoại di động, tủ lạnh và các đồ gia dụng khác đến Iran. Đối tác thương mại lớn nhất của Iran năm ngoái là Trung Quốc, sau đó là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất cũng đang muốn tiếp cận với người dân Iran muốn mua hàng hóa nước ngoài.

Đại sứ Iran tại Afghanistan Mohammad Reza Bahrami cho rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran đang mang lại lợi ích cho toàn khu vực. Ông nói: “Thỏa thuận giữa Iran và nhóm P5+1 có thể giúp thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Nó cũng có thể rất hữu ích trong việc cải thiện mối quan hệ giữa Iran và các nước trong khu vực, xa hơn là cuộc chiến xóa bỏ những mối đe dọa cực đoan mà khu vực đang phải đối mặt”.

Không chỉ các nước châu Á được hưởng lợi, lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp nhiều nước châu Âu cũng  không bỏ phí thời gian, lập tức tìm cách tiếp cận thị trường Iran được cho là rất có tiềm năng phát triển.

Trong một dấu hiệu cụ thể đầu tiên thể hiện quyết tâm của châu Âu nhanh chóng thúc đẩy xây dựng mối quan hệ kinh tế chính trị với Iran, khi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel hôm nay cùng một phái đoán thương mại quy mô lớn đang ở thăm Tehran để thảo luận các cơ hội hợp tác kinh tế.

Tây Ban Nha cũng đã có kế hoạch tương tự nhằm tạo tiền đề cho hoạt động của các doanh nghiệp nước này tại Iran trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng, thông tin liên lạc, du lịch và cơ sở hạ tầng.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 15/7 tuyên bố ông sẽ tới Iran trong bối cảnh Pháp tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.

Nga là một đồng minh khá quan trọng của Iran đang dẫn đầu trong cuộc đua này. Mới đây công ty dầu khí Lukoil của Nga cho biết đang mong muốn quay trở lại Iran ngay sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ. Nhiều công ty dầu khí phương Tây cũng thể hiện mong muốn tương tự.

Cơ quan tình báo kinh tế của Liên minh châu Âu dự đoán, tốc độ tăng trưởng của Iran sẽ tăng lên 5,2% trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2019, so với mức chỉ 2% trong năm nay. Iran hiện là nền kinh tế lớn thứ 29 trên thế giới dựa theo tỉ lệ hối đoái trên thị trường, nhưng sẽ vượt lên thứ 22 vào năm 2020, vượt qua Thụy Sĩ, Argentina, Thái Lan…

Theo các chuyên gia kinh tế, sự hấp dẫn của một nền kinh tế lớn, đa dạng như Iran là điều không thể phủ nhận và cuộc đua để giành lợi ích kinh tế từ “miếng bánh béo bở này” sẽ rất khốc liệt.

Phạm Hà (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách

Hãng hàng không Qantas Airways, tuy không nổi tiếng với các chính sách giảm giá thường xuyên, song ghi nhận trong năm nay đã giảm giá vé đến 6 lần. Cùng lúc đó, hãng hàng không Virgin Australia trung bình cũng đưa ra ít nhất 1 đợt giảm giá vé/tháng. Ngay cả Ryanair Holdings, hãng hàng không đi tiên phong trong dịch vụ du lịch hàng không giá rẻ ở châu Âu, mới đây cũng cho biết các chuyến bay đang dần trở nên rẻ hơn.

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách
Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”

Một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày 24/7 trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho biết “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) độc hại đang ngày càng được sử dụng nhiều trong thuốc trừ sâu, đe dọa sức khỏe con người khi làm ô nhiễm nguồn nước và được phun vào các loại thực phẩm thiết yếu.

Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”
UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Return to top