Thế giới

Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”

ClockThứ Năm, 25/07/2024 10:46
Một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày 24/7 trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho biết “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) độc hại đang ngày càng được sử dụng nhiều trong thuốc trừ sâu, đe dọa sức khỏe con người khi làm ô nhiễm nguồn nước và được phun vào các loại thực phẩm thiết yếu.

Brazil: Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thưThụy Sĩ sẽ bỏ phiếu loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu

 PFAS có trong thuốc trừ sâu được phun trực tiếp lên cây trồng có thể gây hại cho sức khỏe con người. Ảnh: Shutter Stock

Theo nghiên cứu, thuốc trừ sâu được sử dụng trên các loại cây trồng bao gồm ngô, lúa mì, rau bina, táo và dâu tây… cũng như các nguồn khác như thuốc xịt côn trùng và thuốc trị bọ chét cho vật nuôi, hiện đang ngày càng chứa nhiều hóa chất vĩnh cửu PFAS.

Được biết, năm 2014, khoảng 14% tổng số hoạt chất có trong thuốc trừ sâu ở Mỹ là PFAS, và con số này đã tăng gấp đôi lên hơn 30% trong 10 năm qua.

Đồng tác giả của nghiên cứu – bà Kyla Bennett khẳng định việc sử dụng PFAS ngày càng nhiều trong thuốc trừ sâu là “rất đáng lo ngại”, vì thuốc trừ sâu là một trong những chất gây ô nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Theo bà, việc sử dụng thuốc trừ sâu chứa nhiều PFAS có thể tạo gánh nặng cho thế hệ tiếp theo với nhiều bệnh mãn tính hơn.

Theo The Guardian, PFAS là một nhóm gồm khoảng 15.000 hợp chất thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm chống nước, chống bẩn và chịu nhiệt. Chúng được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng không bị phân hủy và tích tụ một cách tự nhiên. PFAS có liên quan đến ung thư, bệnh thận, các vấn đề về gan, rối loạn miễn dịch, dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

PFAS được thêm vào nhiều loại thuốc trừ sâu - bao gồm cả thuốc dùng trên cây trồng, để diệt sâu bọ và duy trì hiệu quả lâu dài hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ tiếp xúc cao với hóa chất vĩnh cửu sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, khiến chúng kém phản ứng hơn với vaccine và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ngoài ra, còn có bằng chứng mới cho thấy PFAS có thể làm giảm khả năng sinh sản, dẫn đến chậm phát triển ở trẻ em và ảnh hưởng đến các hormone tự nhiên của cơ thể.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á cho thấy khả năng phục hồi giữa các mối đe dọa sức khỏe

Các nền kinh tế chủ chốt của Đông Nam Á, như Singapore, Malaysia và Indonesia có thể rút ra những bài học quý giá từ đại dịch COVID-19 để tăng cường những chiến lược của khu vực trong việc quản lý bệnh đậu mùa khỉ và đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế - xã hội thông qua sự hợp tác chặt chẽ, theo Tờ The Jakarta Post.

Đông Nam Á cho thấy khả năng phục hồi giữa các mối đe dọa sức khỏe
WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/8 đã lên tiếng cảnh báo khi các ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên toàn thế giới - bao gồm cả ở Thế vận hội Paris đang diễn ra, và gần như khó có thể suy giảm trong thời gian tới. Cơ quan này cũng lo ngại rằng các biến thể nghiêm trọng hơn của virus SARS-CoV-2 có thể sẽ sớm xuất hiện và lây lan.

WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19
Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á

Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/7 dẫn lời các chuyên gia cho biết, một vụ tấn công bằng ransomware (mã độc tống tiền) xảy ra gần đây ở Indonesia, trong đó tin tặc mã hóa dữ liệu tại hơn 200 cơ quan chính phủ, đã nêu bật nhu cầu về an ninh mạng mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số khiến khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa trực tuyến tinh vi và thường xuyên hơn.

Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á
Return to top