Thế giới

Các nước Đông Nam Á tham gia y tế từ xa

ClockThứ Năm, 16/03/2023 14:30
TTH.VN - Ahmad Fariza, một nhà thiết kế đồ hoạ tự do 27 tuổi, lần đầu tiên biết đến ứng dụng Alodokter khi công ty anh hợp tác với chính phủ Indonesia vào năm 2021 để cung cấp các dịch vụ y tế từ xa (Telemedicine) khi tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên khắp đất nước.

Campuchia: Không có sự lây truyền từ người sang người trong các ca mắc cúm gia cầm gần đây Hội nghị WSDS 2023 nhấn mạnh sự cấp bách của phát triển bền vữngEU ngừng xét nghiệm COVID đối với du khách đến từ Trung QuốcWHO nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về tăng cường hệ thống y tếWHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc

leftcenterrightdel
 Các dịch vụ y tế từ xa đang ngày càng mở rộng và phát triển ở nhiều quốc gia và khu vực, trong đó bao gồm khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Vietnam+

Chia sẻ với phóng viên báo Nikkei Asia, anh Ahmad Fariza cho biết: “Thật tiện lợi. Vì vậy khi tôi bị sốt, tôi đã sử dụng dịch vụ này một lần nữa. Thăm khám trực tuyến thay vì đến bệnh viện hoặc phòng khám khi có bệnh cũng giúp tôi tiết kiệm khá nhiều chi phí đi lại và không tốn sức”.

Chính sự kết hợp của sự phát triển đô thị ở thủ đô Jakarta và địa lý quần đảo rộng lớn ở một quốc gia có hơn 270 triệu dân từ lâu đã góp phần gây khó khăn cho việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công ty cung cấp dịch vụ y tế từ xa đã và đang giúp giảm bớt những thách thức đó. Điều này được thể hiện rõ nhất khi ứng dụng Alodokter đã triển khai dịch vụ thăm khám trực tuyến với sự kết hợp cùng 80.000 bác sĩ trực thuộc.

Có thể nói rằng hiện nay, tư vấn sức khoẻ dựa trên ứng dụng cũng đang trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, không riêng gì Indonesia. Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng và tình trạng thiếu bác sĩ trong khu vực có gần 700 triệu dân.

Cùng với đó, việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng đã cho phép người dân trong khu vực Đông Nam Á trải nghiệm sự tiện lợi của các dịch vụ có trên ứng dụng theo yêu cầu như gọi xe, giao thức ăn, thương mại điện tử và hàng loạt các lĩnh vực kinh doanh khác. Trên đây là xu hướng được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19. Teleheath (khám từ xa) cũng không ngoại lệ.

Các công ty cùng ngành trong khu vực hiện đang tiến xa hơn những điều cơ bản và thậm chí còn triển khai dịch vụ cung cấp thuốc do cạnh tranh để giành được nhiều thị trường đang phát triển hơn.

Doctor Anywhere có trụ sở tại Singapore vào tháng 12/2022 đã huy động được 38,8 triệu USD. Số tiền này được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng và tài trợ một phần cho việc mua lại Asian Healthcare Specialists (AHS), một tập đoàn y tế đa ngành với hơn 10 cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm gây mê, da liễu, y học gia đình và tiêu hoá. Sau khi tư vấn từ xa, Doctor Anywhere có thể giới thiệu bệnh nhân cần điều trị hoặc phẫu thuật cho các đối tác chuyên gia của mình, bao gồm cả những người từ AHS.

“Đây là một phần trong mục tiêu dài hạn của chúng tôi nhằm xây dựng một hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ kỹ thuật số để mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân và giúp định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khoẻ ở Đông Nam Á”, Lim Wai Mun, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Doctor Anywhere – dịch vụ với hơn 2,5 triệu người dùng trên khắp Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam - cho biết.

Theo đó, người tiêu dùng ngày càng nhận ra nhu cầu xem xét thực hiện các biện pháp y tế dự phòng là một yếu tố quan trọng. Những điều này có thể đơn giản chỉ là đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục, theo dõi thói quen sức khoẻ hằng ngày thông qua các thiết bị thông minh, cũng như kiểm tra sức khoẻ và tiêm phòng định kỳ. Từ đây, các chuyên gia trong ngành liên tục nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực này, nhất là giúp người dùng suy nghĩ về sức khoẻ một cách toàn diện, đặc biệt là trong các nỗ lực phòng ngừa mà họ có thể thực hiện để cải thiện sức khoẻ của mình.

Được biết tại Indonesia, hoạt động kinh doanh vận chuyển thuốc của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn từ xa Halodoc có hơn 20 triệu người dùng hàng tháng. Hiện con số này đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là kể từ sau đại dịch và nhà cung cấp đặt mục tiêu tăng con số lên 100 triệu người dùng trong những năm tới, đồng thời “chốt các quốc gia, thị trường chiến lược” là Thái Lan, Việt Nam và Malaysia để mở rộng.

Cũng tại thị trường Indonesia, hoạt động kinh doanh vận chuyển thuốc của Halodoc tính đến tháng 12/2022 đã chạm mốc đến hơn 400 thành phố. Công ty cho biết bệnh nhân ở 120 thành phố trong số này có thể nhận thuốc trong vòng 15 phút sau khi đặt hàng.

Ở các nước khác trong khu vưc, tập đoàn Ayala của Philippines năm 2022 tuyên bố sẽ hợp nhất 3 công ty chăm sóc sức khoẻ là KonsultaMD, HealthNow và AIDE thành một siêu ứng dụng y tế ở đất nước có khoảng 110 triệu dân – lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Indonesia. Ứng dụng mới sẽ ra mắt vào cuối quý I/2023.

Nhìn chung, Telemedicine cũng đang giúp các hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở Đông Nam Á đối phó với tình hình, khi số lượng bác sĩ ở một số quốc gia không theo kịp với dân số và nhu cầu về dịch vụ y tế ngày càng tăng ở khu vực.

Theo cơ sở dữ liệu chi tiêu y tế toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chi tiêu y tế của Indonesia lên đến 36 tỷ USD vào năm 2020, tăng 71% so với năm 2010, trong khi Thái Lan chứng kiến mức tăng gấp đôi lên 22 tỷ USD trong cùng kỳ. Chi tiêu y tế ở các nước Đông Nam Á khác cũng tăng mạnh.

Tất nhiên, nhu cầu giữa các quốc gia cũng khác nhau và khác nhau ngay trong từng khu vực. Lý giải về điều này, phần lớn người Indonesia ở các thành phố lớn có xu hướng tư vấn từ xa với bác sĩ thông qua trò chuyện trực tuyến, trong khi bệnh nhân vùng sâu vùng xa ít được tiếp cận với các dịch vụ như vậy.

Ngoài ra, một vấn đề cần được lưu tâm là bất chấp những lợi ích của các dịch vụ y tế dựa trên kỹ thuật số - chẳng hạn như giúp chính phủ phân tích dữ liệu sức khoẻ và giúp truy cập các dịch vụ y tế dễ dàng và hiệu quả thông qua một ứng dụng di động, sự tiện lợi của các dịch vụ này cũng đi kèm với rủi ro dữ liệu.

Gần đây, các công ty đã hợp tác thường xuyên hơn để nâng cao trải nghiệm cho người dùng và đáp ứng một số yêu cầu thoả thuận chia sẻ dữ liệu. Điều này làm tăng rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật thông tin người dùng. Do đó, các chuyên gia cho rằng các công ty cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin cần thiết để quản lý và bảo vệ dữ liệu, đồng thời đảm bảo tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu phù hợp, cũng như chống lại các hành vi phạm pháp khác.

Dù vậy, nhu cầu trong tương lai đối với dịch vụ y tế từ xa vẫn sẽ tăng mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Điện thoại "cục gạch" có thể sẽ hồi sinh

Hãng tin Reuters mới đây cập nhật, các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ sớm phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh không ngờ tới: Sự hồi sinh của điện thoại cục gạch. Trong đó, mối lo ngại về tác động của phương tiện truyền thông xã hội đang thúc đẩy nhu cầu sử dụng trở lại điện thoại di động Nokia kiểu cũ.

Điện thoại cục gạch có thể sẽ hồi sinh
Return to top