Thế giới

Các quốc đảo Thái Bình Dương đối mặt nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển tăng nhanh

ClockThứ Sáu, 18/08/2023 16:38
TTH.VN - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa cảnh báo, mực nước biển ở Tây Nam Thái Bình Dương đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, đe dọa các quốc đảo nằm ở vùng trũng thấp, trong khi nắng nóng cũng đang hủy hoại các hệ sinh thái biển.

Mỹ cam kết tăng gấp 3 tài trợ cho các quốc đảo Thái Bình DươngWB: Biến đổi khí hậu có thể khiến 216 triệu người phải di dời nội bộADB: Hội nghị khí hậu COP27 có vai trò đặc biệt quan trọng với châu Á-Thái Bình Dương

leftcenterrightdel
Tuvalu - một trong những quốc đảo nằm trong vùng trũng thấp ở  Thái Bình Dương - đang đối mặt với nhiều mối đe doạ do mực nước biển tăng nhanh. Ảnh: Dantri

Cụ thể, trong báo cáo Tình trạng Khí hậu ở Tây Nam Thái Bình Dương năm 2022 vừa được công bố hôm nay (18/8), WMO cho biết, mực nước biển xung quanh các đảo Thái Bình Dương đang tăng với tốc độ khoảng 4 mm mỗi năm, cao hơn một chút so với tốc độ trung bình toàn cầu.

Sự gia tăng nhanh chóng này đe dọa các vùng lãnh thổ trũng thấp như Tuvalu và Quần đảo Solomon, những nơi có thể phải đối mặt với lũ lụt tàn phá theo thời gian, dẫn đến phá hủy đất nông nghiệp và các khu vực có thể ở được, thậm chí các quốc đảo này phải đối mặt với nguy cơ toàn bộ đất đai bị nhấn chìm.

Báo cáo cũng cho biết thêm rằng các đợt nắng nóng trên biển đã xảy ra ở một khu vực rộng lớn phía đông bắc Australia và phía nam Papua New Guinea trong hơn 6 tháng, gây tác động đáng kể đến sinh vật biển và sinh kế của cộng đồng địa phương.

Theo Tổng thư ký WMO Petteri Taalas, sự quay trở lại của El Nino trong năm nay - hiện tượng nhiệt độ mặt nước ấm lên ở phía đông và trung tâm Thái Bình Dương, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực.

Trong một tuyên bố, ông Taalas cảnh báo “điều này sẽ có tác động lớn đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương vì nó thường liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ cao hơn, các kiểu thời tiết bất ổn và nhiều đợt nắng nóng trên biển hơn, cũng như hiện tượng tẩy trắng san hô”.

Báo cáo cũng tiết lộ khu vực này trong năm ngoái đã ghi nhận 35 thảm họa thiên nhiên, bao gồm lũ lụt và mưa bão, khiến hơn 700 người thiệt mạng. Những sự kiện này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 8 triệu người.

Theo báo cáo, mặc dù số lượng các sự kiện thời tiết thiên tai được báo cáo trong khu vực đã giảm vào năm ngoái so với năm 2021, nhưng quy mô thiệt hại kinh tế do lũ lụt và các sự kiện thời tiết lại tăng lên, cho thấy mối đe dọa leo thang của biến đổi khí hậu trong khu vực. Được biết, thiệt hại do lũ lụt, bao gồm ở Australia và Philippines, lên tới 8,5 tỷ USD trong năm 2022, gần gấp 3 lần so với một năm trước đó.

Những phát hiện trong báo cáo của WMO nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hành động khí hậu toàn diện để giảm thiểu những tác động của các hiện tượng thời tiết bất thường và bảo vệ tương lai của các quốc đảo dễ bị tổn thương này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền còn 1,44% hộ nghèo

Đó là thông tin từ Thường trực HĐND huyện Phong Điền thông qua việc giám sát thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 và thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 vào ngày 28/11.

Phong Điền còn 1,44 hộ nghèo
Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top