Thế giới

Các quốc gia BRICS sẽ chứng kiến số lượng triệu phú tăng cao nhất trong thập kỷ tới

ClockThứ Năm, 15/02/2024 17:31
TTH.VN - Kết quả của một báo cáo mới của Henley & Partners chỉ ra rằng, số lượng triệu phú ở các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong thập kỷ tới, góp phần mang lại sự gia tăng tài sản lớn nhất so với bất kỳ nhóm quốc gia nào khác.

WB phê duyệt 210 triệu USD cho dự án về phụ nữ và trẻ em BangladeshTriệu phú tự thân Trung Quốc thi trượt đại học 27 lầnNew York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giớiĐại dịch COVID-19 làm tăng tỷ lệ tài sản của giới siêu giàu trên thế giớiVai trò của ASEAN trong “Chính sách hướng Nam mới” của Hàn Quốc

 BRICS đang thách thức trật tự thế giới và tự khẳng định mình là đối thủ mạnh mẽ của G7 và các tổ chức quốc tế khác. Ảnh minh họa: Báo Lao động

Cụ thể, số lượng triệu phú ở các quốc gia BRICS - cùng nắm giữ 45 nghìn tỷ USD tài sản có thể đầu tư - được dự báo sẽ tăng 85% trong 10 năm tới. Trong đó khối BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, trong năm nay đã mở rộng ra với sự tham gia của Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), với Saudi Arabia cũng chuẩn bị gia nhập khối.

Andrew Amolis, nhà phân tích tài sản tại New World Wealth chia sẻ với phóng viên báo CNBC: “Mức dự báo chạm mốc 85% dành cho khối BRICS sẽ là mức tăng trưởng tài sản cao nhất so với bất kỳ khối nào hoặc khu vực nào khác trên toàn cầu”.

Để so sánh, Nhóm G7, nắm giữ khối tài sản có thể đầu tư trị giá 110 nghìn tỷ USD tính đến tháng 12/2023, dự kiến sẽ chứng kiến số lượng triệu phú trong khu vực tăng 45% trong thập kỷ tới. Trong đó Nhóm G7 bao gồm các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, như Canada, Pháp, Nhật Bản, Italy, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu.

“BRICS đang thách thức trật tự thế giới và tự khẳng định mình là đối thủ mạnh mẽ của G7 và các tổ chức quốc tế khác”, Đối tác quản lý và cũng là Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Henley & Partners Dominic Volek cho biết.

Ấn Độ đang dẫn đầu về tốc độ mở rộng tài sản, với ước tính tài sản bình quân đầu người tăng 110% vào năm 2033, theo sau đó là Saudi Arabia, nơi tài sản bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 105% trong cùng kỳ. UAE dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng tài sản 95%, trong khi lượng tài sản của Trung Quốc và Ethiopia dự kiến sẽ tăng lần lượt là 85% và 75%.

Ghi nhận trong thập kỷ qua, sự gia tăng về tài sản tư nhân của Trung Quốc dẫn đầu trong số các nước BRICS, với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc chạm mốc 92%, trong khi Ấn Độ xếp thứ hai với mức tăng trưởng 85% trong cùng thời kỳ. UAE theo sau ở vị thứ ba, với mức tăng trưởng tài sản 77%.

Tuy nhiên, các thành viên khác trong liên minh BRICS như Nam Phi và Iran đã chứng kiến số lượng triệu phú sụt giảm kể từ năm 2013.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Return to top