Thế giới

Các quốc gia được yêu cầu giảm 68% lượng khí thải trong lĩnh vực làm mát

ClockThứ Sáu, 20/10/2023 14:46
TTH.VN - Với tình trạng khí hậu nóng lên dẫn đến việc sử dụng điều hòa không khí nhiều hơn trên toàn thế giới, hàng chục quốc gia đang được yêu cầu thực hiện một cam kết toàn cầu, trong đó sẽ yêu cầu việc cắt giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến hoạt động làm mát vào năm 2050, Hãng Thông tấn Reuters ngày 19/10 đưa tin.

Tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2024Tiết kiệm năng lượng, Italy đặt giới hạn nhiệt độ hệ thống điều hoàGia tăng nhu cầu toàn cầu về máy điều hòa không khí

 Hệ thống máy điều hòa không khí tại một khu dân cư ở Ấn Độ. Ảnh minh họa: NY times/qdnd.vn

Cụ thể, Cam kết Làm mát toàn cầu dự kiến sẽ được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28). Sự kiện này sẽ kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 30/11 tại Dubai.

Lượng khí thải từ cả chất làm lạnh và năng lượng được sử dụng để làm mát hiện chiếm khoảng 7% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, và được dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, khi nhiệt độ tiếp tục tăng lên.

Theo ông Noah Horowitz, Giám đốc Chương trình Hợp tác Làm mát Bền vững (Clean Cooling Collaborative), sẽ có thêm khoảng 3 tỷ máy điều hòa không khí được lắp đặt trên toàn thế giới, ngoài con số khoảng 2 tỷ máy điều hòa không khí hiện có.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), quốc gia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch COP28, đang dẫn đầu cam kết cùng với Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát (Cool Coalition) do Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) khởi xướng.

Với nhiệt độ toàn cầu hiện nay trung bình ấm hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới đang chứng kiến nhiều đợt sóng nhiệt gay gắt hơn. Trong khi đó, ở mức nhiệt độ tăng 1,5 độ C, hàng trăm triệu người có thể phải đối mặt với tình trạng nóng ẩm nguy hiểm một tuần mỗi năm, và không thể chịu đựng được nếu thiếu hoạt động làm mát.

Các chuyên gia cho hay, việc đạt được các cam kết sẽ cần có sự đầu tư lớn vào việc triển khai công nghệ làm mát bền vững hơn. Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cũng có thể sẽ cần đến các lưới điện để chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, trong bối cảnh việc sử dụng máy điều hòa không khí và quạt để giữ mát hiện nay chiếm gần 20% lượng điện tiêu thụ trên toàn cầu.

Trong một nhận định liên quan, điều phối viên toàn cầu của Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát, bà Lily Riahi cho rằng: “Chúng ta cần làm mát, nhưng hoạt động này phải trở nên hiệu quả hơn”.

Đáng chú ý, cam kết này sẽ đánh dấu sự tập trung chung đầu tiên của thế giới vào phát thải năng lượng từ lĩnh vực làm mát, kêu gọi các quốc gia cắt giảm ít nhất 68% lượng phát thải liên quan đến làm mát vào năm 2050, so với đường cơ sở được ghi nhận trong năm 2022. Ngoài ra, các bên ký kết cũng cần công bố kế hoạch hành động làm mát quốc gia vào năm 2026, đồng thời cam kết hỗ trợ việc triển khai các công nghệ điều hòa không khí hiệu quả cao.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Reuters & The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi công việc có thể có tác động lớn đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tổng thể. Trong khi công việc có thể gây thêm căng thẳng, buồn bã và tức giận cho cuộc sống, một số người cũng tìm thấy sự thỏa mãn, mục tiêu và hạnh phúc thông qua công việc.

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất
Kết nối các tổ chức vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Ngày 24/5, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Trường đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Đánh giá thực trạng, tiềm năng và giải pháp kết nối các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ có hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia”.

Kết nối các tổ chức vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tín dụng phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia:
Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2: Sức mạnh từ những "cánh tay nối dài"

Không thể phủ nhận, nguồn vốn có vai trò chiến lược trong nâng cao thu nhập, định hình các mô hình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu, song muốn nguồn vốn này phát huy được hiệu quả cũng như có tác động dài hơi, cần sự tham gia hỗ trợ từ nhiều phía.

Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2 Sức mạnh từ những cánh tay nối dài
Return to top