Thế giới

Cùng nhau xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương thông qua phát triển chất lượng cao

ClockThứ Hai, 11/11/2024 08:25
TTH - Từ ngày 9-16/11, Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 diễn ra tại Lima (Peru) với nhiều cuộc họp và sự kiện quan trọng.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APECĐầu tư bất động sản thương mại tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2022APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 diễn ra tại Peru với nhiều hoạt động và cuộc họp quan trọng. Ảnh minh họa: baophapluat.vn 

Ghi nhận trong 35 năm qua, hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã mang lại những kết quả khả quan nhờ nỗ lực chung của các nền kinh tế khu vực, được thúc đẩy bởi cam kết cởi mở và toàn diện.

Duy trì chủ nghĩa khu vực cởi mở, hợp tác APEC đã giúp thúc đẩy phát triển khu vực, biến châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, là động lực ổn định và là trung tâm của sự hợp tác.

Trong bối cảnh tăng trưởng này, nhóm các nhà nghiên cứu cấp cao vừa công bố báo cáo có tiêu đề Cùng nhau thúc đẩy phát triển chất lượng cao và xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương với tương lai chung. Trong đó, báo cáo đánh giá những tiến bộ mà APEC đạt được trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và tự do hóa thương mại kể từ khi thành lập, đồng thời nêu bật hành động, ý tưởng và giải pháp của các nước, trong đó có Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm sâu sắc hơn hợp tác khu vực.

Ngày nay, khi phải đối mặt với những thách thức và rủi ro chưa từng có mà không một nền kinh tế nào có thể tự mình giải quyết, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần hợp tác chặt chẽ hơn để xây dựng một cộng đồng khu vực với tương lai chung, cùng nhau vượt qua các trở ngại và đạt được sự phát triển, thịnh vượng chung trong khu vực.

Những nỗ lực thúc đẩy hợp tác khu vực nên tập trung vào phát triển chất lượng cao. Điều này có nghĩa là ưu tiên yếu tố đổi mới là động lực chính cho phát triển, thúc đẩy tiến bộ bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển để mọi người dân ở châu Á - Thái Bình Dương có thể cùng chia sẻ lợi ích của tăng trưởng.

Bàn về những đóng góp của các quốc gia, với Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI), Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu (GCI), Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra nhiều cơ hội và động lực to lớn cho sự phát triển của khu vực.

Nhìn về tương lai, Trung Quốc cam kết sẽ đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, hòa nhập, tăng trưởng sáng tạo, kết nối và hợp tác cùng có lợi.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người cao tuổi phát triển kinh tế

Kiên trì, bản lĩnh và không ngừng sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều người cao tuổi (NCT) đã thành công với các mô hình kinh tế khác nhau. Từ đó, làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Người cao tuổi phát triển kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Return to top