Thế giới

Cameroon triển khai chương trình tiêm phòng sốt rét đầu tiên trên thế giới cho trẻ em

ClockThứ Hai, 22/01/2024 17:19
TTH.VN - Tính đến ngày 22/1, cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh sốt rét đã đạt được một bước tiến mới khi Cameroon triển khai chương trình tiêm vaccine thường quy đầu tiên trên thế giới để chống lại căn bệnh do muỗi truyền.

Mục tiêu không có bệnh sốt rét ở châu Á – Thái Bình Dương nằm trong tầm tayCuộc chiến chống bệnh AIDS, lao và sốt rét đã phục hồi sau COVID, nhưng vẫn chưa đủCam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rétWHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc giaBệnh sốt rét có thể được loại bỏ vào năm 2050

Đẩy mạnh tiêm phòng sốt rét cho trẻ là cần thiết để cứu lấy thế hệ tương lai. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ 

 

Động thái dự kiến sẽ cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm trên khắp châu Phi.

Với khoảng 40 năm nghiên cứu và phát triển, vaccine RTS,S do nhà sản xuất dược phẩm GSK phát triển đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt nhằm kết hợp với các công cụ hiện có như màn ngủ để chống lại bệnh sốt rét. Được biết ở châu Phi, mỗi năm căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi .

Theo Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi), sau các thử nghiệm thành công, bao gồm cả ở Ghana và Kenya, Cameroon là quốc gia đầu tiên cung cấp tiêm chủng vaccine sốt rét thông qua chương trình tiêm chủng định kỳ mà 19 quốc gia khác dự kiến sẽ triển khai trong năm nay. Khoảng 6,6 triệu trẻ em ở các nước này được nhắm mục tiêu sẽ được tiêm phòng sốt rét cho đến năm 2024 – 2025.

Mohammed Abdulaziz thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC) cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ rất lâu rồi”.

Theo đó, sự cấp bách là vô cùng rõ ràng. WHO nhận định, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch COVID-19, cộng với tình trạng kháng thuốc diệt côn trùng gia tăng và nhiều vấn đề khác đã cản trở cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong những năm gần đây, với số ca nhiễm đã tăng gần 5 triệu trường hợp/năm vào năm 2022.

Nhìn chung, hơn 30 quốc gia trên lục địa châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ra mắt của vaccine và chính phủ các nước cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung. Tuy nhiên, tình trạng thắt chặt nguồn cung đã giảm bớt kể từ khi vaccine thứ hai hoàn thành bước kiểm tra quan trọng vào tháng 12 vừa qua.

Giám đốc Chương trình tiêm chủng và vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kate O’Brien cho biết tại một cuộc họp rằng việc tung ra loại vaccine thứ hai “dự kiến sẽ cung cấp đủ vaccine để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cao và tiếp cận được đến hàng triệu trẻ em đang cần nó”.

Giám đốc Chiến lược Chương trình Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) Aurelia Nguyen thông tin, loại vaccine R21 này do Đại học Oxford phát triển có thể sẽ được tung ra thị trường vào tháng 5 hoặc tháng 6. Dù vậy, một số chuyên gia vẫn cho rằng không nên giảm chú ý và giảm mức tài trợ để chống lại kẻ giết người lâu đời này. Việc sử dụng các công cụ phòng chống bệnh sốt rét đã có từ lâu như dùng màn chống muỗi vẫn nên tiếp tục được duy trì dù có tiêm chủng hay không.

Trong một thông tin có liên quan, các chuyên gia y tế cho biết, việc triển khai tiêm chủng nên đi kèm với việc tiếp cận cộng đồng một cách rộng rãi để chống lại bất kỳ sự do dự nào về quyết định tiêm vaccine, đồng thời cũng phải nhấm mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục sử dụng tất cả các biện pháp khác.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Ngày 18/9, tại Trường mầm non Thượng Quảng, huyện Nam Đông, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ mầm non cho giáo viên mầm non dạy trẻ em dân tộc thiểu số tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà.

Nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
Return to top