ClockThứ Hai, 09/09/2019 09:36

Bệnh sốt rét có thể được loại bỏ vào năm 2050

TTH.VN - Sốt rét có thể được loại trừ trong một thế hệ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên né tránh "mục tiêu lịch sử" này, các chuyên gia y tế toàn cầu hôm qua (8/9) cho biết.

WHO: Cuộc chiến chống bệnh sốt rét đang đình trệĐông Nam Á: Lây lan sốt rét đa kháng thuốcTrung Quốc hướng đến sản xuất thuốc chống sốt rét ở châu PhiTiến trình kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đình trệGiải quyết câu hỏi cho hành trình chống lại bệnh sốt rét

Một nhân viên y tế đang phun thuốc diệt muỗi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Trong một báo cáo quy mô lớn của Uỷ ban Lancet, mâu thuẫn với kết luận tổng quan về sốt rét do WHO dẫn đầu đựa đưa ra vào tháng trước, 41 chuyên gia cho rằng mục tiêu không còn bệnh sốt rét trong tương lai - một trong những bệnh lâu đời nhất và nguy hiểm nhất thế giới - có thể đạt được vào đầu năm 2050.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chính phủ, các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo y tế công cộng cần phải bơm thêm tiền và áp dụng nhiều đổi mới để chống lại căn bệnh này và diệt trừ loài muỗi mang bệnh .

"Từ lâu, việc loại trừ bệnh sốt rét đã là một giấc mơ xa vời, nhưng giờ đây chúng tôi có bằng chứng cho thấy bệnh sốt rét có thể và nên được loại bỏ vào năm 2050", ông Richard Feachem, giám đốc của Tập đoàn Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học California, San Francisco nêu rõ.

Quan điểm trên của Ủy ban Lancet được đưa ra vài tuần sau khi WHO công bố báo cáo về việc liệu bệnh sốt rét có thể bị xóa sổ hay không. Báo cáo mới này kết luận rằng việc loại trừ có thể đạt được bất cứ lúc nào và việc đặt ra các mục tiêu không thực tế với chi phí và điểm cuối không rõ có thể dẫn đến "sự thất vọng và phản ứng dữ dội". Tuy nhiên, báo cáo của Lancet nói rằng thay vì tiếp tục với việc giảm dần các ca sốt rét, các cơ quan y tế toàn cầu có thể "chọn cách cam kết với mục tiêu diệt trừ theo thời gian”.

Sốt rét đã lây nhiễm cho khoảng 219 triệu người trong năm 2017 và giết chết khoảng 435.000 người trong số đó - đại đa số là trẻ sơ sinh và trẻ em ở những vùng nghèo nhất châu Phi. Con tổng số này ít thay đổi so với năm 2016, nhưng số mắc bệnh trên toàn cầu trước đó đã giảm dần từ 239 triệu trong năm 2010 xuống còn 214 triệu vào năm 2015 và số lượng tử vong từ 607.000 xuống còn khoảng 500.000 từ năm 2010 đến 2013.

Để xoá sổ căn bệnh này vào năm 2050, các tác giả của báo cáo đã đề xuất các giải pháp để tăng tốc độ suy giảm của bệnh sốt rét. Theo đó, các công cụ phòng chống sốt rét hiện có như giường, thuốc men và thuốc diệt muỗi nên được sử dụng thông minh hơn, và các công cụ mới như vaccine nên được phát triển. Ngoài ra, các chính phủ ở cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sốt rét và không có sốt rét cần tăng cường đầu tư khoảng 2 tỷ USD mỗi năm để đẩy nhanh tiến độ.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters) 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

BioNTech sẽ phát triển vaccine sốt rét theo công nghệ mRNA

Tiếp nối thành công trong việc điều chế vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mới, hãng dược BioNTech (Đức) mới đây tuyên bố, sẽ phát triển vaccine sốt rét đầu tiên dựa trên công nghệ mRNA và đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này vào cuối năm 2022, trong một nỗ lực loại trừ căn bệnh lây truyền do muỗi.

BioNTech sẽ phát triển vaccine sốt rét theo công nghệ mRNA
WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia

Trước thềm Ngày Sốt rét Thế giới (25/4), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh, việc loại trừ căn bệnh cướp đi khoảng 400.000 sinh mạng mỗi năm trên toàn cầu là một "mục tiêu khả thi cho tất cả các quốc gia".

WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia
WHO: Cuộc chiến chống bệnh sốt rét đang đình trệ

Trong báo cáo công bố ngày 23/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét đã và đang bị đình trệ, đòi hỏi đầu tư và lãnh đạo, điều hướng hành động tốt hơn.

WHO Cuộc chiến chống bệnh sốt rét đang đình trệ

TIN MỚI

Return to top