Cần tăng cường sự phát triển của năng lượng tái tạo. Ảnh minh họa: TX/Thanh Niên
Được biết, kể từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, một số khía cạnh của xu hướng năng lượng toàn cầu đã và đang đạt mức “đáng khích lệ”.
Cụ thể, năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu là năng lượng gió và mặt trời, chiếm đến 40% tổng mức tăng trưởng của năng lượng sơ cấp ghi nhận hồi năm 2019.
Đồng thời, mức tiêu thụ than cũng giảm lần thứ 4 trong 6 năm. Lần đầu tiên sau 16 năm qua, tổng mức tiêu thụ than chiếm mức thấp nhất trong tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành BP Bernard Looney nhận định, năng lượng tái tạo vẫn cần phát triển và tăng trưởng mạnh hơn nữa trong những năm tới để khử Carbon cho ngành điện.
Trong một thông tin khác có liên quan, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết thế giới phải cắt giảm lượng khí thải Carbon để đạt mục tiêu phát không phát thải vào năm 2050, từ đó hỗ trợ giới hạn sự nóng lên toàn cầu xuống mức 1,5oC.
Hy vọng này được thúc đẩy bởi sự gián đoạn trong cuộc sống hằng ngày xảy ra bởi các biện pháp hạn chế chống dịch đã và đang mở rộng con đường hướng đến một thế giới Carbon thấp hơn, sạch hơn. Cụ thể, chất lượng không khí ở nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới đã được cải thiện đáng kể, bầu trời cũng trở nên sạch hơn.
Trước đó, vào tháng 4, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong Bản đánh giá Năng lượng Toàn cầu năm 2020 rằng dự kiến lượng phát thải Carbon của thế giới sẽ giảm 8%, tương đương gần 2,6 gigaton so với thập kỷ trước.
Nếu dự đoán thành hiện thực, đây sẽ là mức giảm phát thải Carbon toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)