Thế giới

Canada và kế hoạch của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

ClockThứ Tư, 22/02/2023 14:50
TTH.VN - Quyết định của Canada trong việc tham gia các cuộc đàm phán thương mại song phương chính thức với Đài Loan là một phần của chiến lược rộng lớn hơn cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Mary Ng chia sẻ.

Thủ tướng Canada hoan nghênh những đóng góp của cộng đồng người ViệtAnh có mối quan hệ “mạnh mẽ” với ASEAN trong nhiều lĩnh vựcBắt đầu tiến trình đàm phán kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngMỹ cam kết lâu dài với châu ÁXây dựng mối quan hệ Hàn Quốc - ASEAN

Canada đang từng bước triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Quân đội Nhân dân

Đàm phán với Đài Loan

Cụ thể, từ ngày 7/2, hai bên đã nhất trí bắt đầu đàm phán chính thức về một hiệp định thương mại nhằm tăng cường thương mại và đầu tư.

“Tôi đã có thể triển khai cái mà chúng tôi gọi là FIPA - đó là một thỏa thuận bảo vệ, đầu tư nước ngoài với Đài Loan. Tuy nhiên, đó là một phần rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada nhằm đa dạng hóa khu vực. Chúng tôi đã gặp gỡ người dân Canada và có cuộc tham vấn rất rộng rãi trước khi đi đến bước thực hiện đối thoại này”, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Mary Ng trả lời phóng viên báo CNBC cho hay.

Được biết, thương mại song phương giữa Canada và Đài Loan đạt 5,82 tỷ USD vào năm 2022. Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Canada trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 5 của nước này ở châu Á.

Cũng được thông tin trong Thống kê chính thức của Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Canada lên đến 3,3 tỷ USD vào năm 2022 và Canada cũng xuất khẩu một lượng hàng hóa lên đến 2,52 tỷ USD sang Đài Loan, ghi nhận trong cùng thời kỳ.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, thỏa thuận sẽ “thiết lập chuỗi cung ứng linh hoạt hơn trong thời kỳ hậu đại dịch, cũng như hỗ trợ trật tự kinh tế và thương mại quốc tế dựa trên luật lệ”.

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Ngoài Đài Loan, Canada cũng đang khám phá các cơ hội tăng trưởng trong khu vực, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Mary Ng cho biết.

Theo bà Mary, Canada đang có cuộc đàm phán với khối ASEAN về các lĩnh vực thương mại khác nhau để thúc đẩy hợp tác.

Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Canada đã vạch ra một kế hoạch rất toàn diện về cách đất nước sẽ phát triển trong khu vực. Khu vực này đang phát triển nhanh nhất. Đến năm 2030, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ đóng vai trò đáng kể trong tầng lớp trung lưu đang phát triển. Đến năm 2040, tầng lớp trung lưu của khu vực có thể tương đương một nửa tầng lớp trung lưu của thế giới.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của Canada trong nửa thế kỷ tới.

Bao phủ 40 nền kinh tế, hơn 4 tỷ người và có giá trị 47,19 nghìn tỷ USD trong hoạt động kinh tế, đây là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới và là ngôi nhà của 6 trong tổng số 13 đối tác thương mại hàng đầu của Canada. Trên đây là những cơ hội quan trọng “trong thập kỷ tới” đã được Canada lưu ý trong kế hoạch phát triển chính thức.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada cũng nhấn mạnh cách tiếp cận của nước này với Trung Quốc, một phần quan trọng trong khuôn khổ kế hoạch của Canada.

“Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về Trung Quốc và cách tiếp cận của Canada phù hợp với cách tiếp cận của các đối tác trong khu vực và trên thế giới”, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada Mary Ng khẳng định.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top