Thế giới

Bắt đầu tiến trình đàm phán kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 12/12/2022 07:47
TTH.VN - Nhật Bản, Mỹ, Australia và các quốc gia khác cuối tuần qua đã mở vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên nhằm thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngMỹ tổ chức hội nghị IPEF trực tuyến nhằm mở rộng can dự với châu ÁHàn Quốc thành lập nhóm đàm phán về IPEFTổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình DươngẤn-Trung nhất trí hoàn tất quá trình rút quân tại Đông Ladakh

Các nước bắt đầu tiến trình đàm phán kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Cuộc họp kéo dài 6 ngày tại Brisbane (Australia) sau cuộc họp cấp bộ trưởng với sự tham gia của lãnh đạo từ 14 nước thành viên của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào 4 trụ cột chính bao gồm thương mại công bằng, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch, thuế và chống tham nhũng. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã loại trừ các cuộc đàm phán cắt giảm thuế quan nhạy cảm về mặt chính trị, vốn là một phần của các hiệp định thương mại tự do.

Về trụ cột thương mại, các thành viên có kế hoạch đàm phán các cam kết trong những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, có thể được cải thiện thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và nông nghiệp, lĩnh vực có thể phải đối mặt với các hạn chế xuất khẩu phi lý.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trước cuộc họp rằng, thuận lợi hóa thương mại và nông nghiệp là một trong những lĩnh vực dường như có “sự đồng thuận thực sự”.

Được biết, IPEF đã được ra mắt trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Tokyo diễn ra hồi tháng 5. Các đối tác khác là Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Trong các cuộc họp cấp bộ trưởng trực tiếp đầu tiên được tổ chức tại Los Angeles vào tháng 9, các thành viên đã nhất trí bắt đầu tiến trình đàm phán chính thức.

Trong đó, IPEF là một phần trong nỗ lực của chính quyền Biden nhằm tái tương tác kinh tế với khu vực đang phát triển nhanh, sau khi người tiền nhiệm là Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định TPP vào năm 2017.

Vào tháng 10, Canada cho biết nước này sẽ tìm kiếm tư cách thành viên của IPEF, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch này của Canada.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top