Thế giới

Cắt giảm nợ là cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững

ClockThứ Năm, 06/04/2023 14:53
TTH.VN - Khoản nợ lên đến nửa nghìn tỷ USD cần được xoá để giúp các quốc gia đang phát triển có nguy cơ vỡ nợ cao nhất phục hồi nền tảng tài chính lành mạnh hơn và đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và phát triển, báo cáo của Đại học Boston ngày 6/4 đưa tin.

Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viênNga khẳng định hiệp ước hạt nhân với Mỹ vẫn có hiệu lựcCOP27: Mỹ thúc đẩy thế giới hành động chống lại biến đổi khí hậuADB hạ dự báo tăng trưởng GDP khu vực châu Á - Thái Bình DươngBáo thế giới viết gì về đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày khai trương

leftcenterrightdel
 Cắt giảm nợ đối với các đối tượng ở khu vực công và tư nhân của 61 quốc gia đã hoặc đang có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn về nợ là điều cần thiết để tránh “vỡ nợ theo tầng”. Ảnh minh hoạ: UN/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Nói rõ hơn, theo tính toán từ Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston và Dự án Giảm nợ cho mục tiêu Phục hồi Xanh và Toàn diện (DRCR) chỉ ra rằng, việc cắt giảm nợ đối với các đối tượng ở khu vực công và tư nhân của 61 quốc gia đã hoặc đang có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn về nợ là điều cần thiết để tránh “vỡ nợ theo tầng”.

Kevin P.Gallagher, đồng chủ tịch dự án DRCR và Giám đốc Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston cho biết: “Nếu không có tham vọng xoá nợ, nhiều nước nghèo nhất sẽ không có cơ hội”.

Đại dịch COVID-19, theo sau đó là những cú sốc về lương thực và nhiên liệu xảy ra do xung đột giữa Nga và Ukraine vào năm ngoái đã gây căng thẳng lớn cho tài chính công và dẫn đến chi phí đi vay tăng vọt.

Đồng thời, nợ có chủ quyền của các thị trường mới nổi đã tăng 178% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lên mức 3,9 nghìn tỷ USD vào năm 2021…

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoản nợ 812 tỷ USD đối với tất cả các chủ nợ nên nằm trong phạm vi tái cơ cấu.

Để đạt được kết quả tốt nhất, các nhà nghiên cứu đã đề xuất đưa vào các công cụ mà trước đó đã giúp làm dịu bớt các cuộc khủng hoảng nợ của các thị trường mới nổi trước đây.

Điều này bao gồm một cơ sở bảo lãnh sẽ cung cấp các cải tiến, hoặc các hình thức bảo đảm cho trái phiếu Brady mới phát hành, tập trung vào phục hồi xanh mà các chủ nợ tư nhân và thương mại có thể hoán đổi với một khoản cắt giảm đáng kể của nợ cũ.

Đề xuất này theo nhiều cách có thể xem như một phiên bản hiện đại của Kế hoạch Brady và Sáng kiến dành cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề (HIPC) của những năm 1990 – lần cuối cùng mà tình trạng nợ nần đe doạ các mục tiêu phát triển của chúng ta.

Trong một diễn biến có liên quan, cơ quan xếp hạng Fitch cho biết, hiện có một lượng kỷ lục các khoản nợ quốc gia không thể trả được, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, 25% các thị trường mới nổi và 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang ở trong, hoặc gần với tình trạng khó khăn về nợ nần.

Điều này trùng khớp với những gì các chuyên gia cảnh báo là thảm hoạ môi trường đang chờ xử lý. Cụ thể, nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa tình trạng nợ nần và tình trạng dễ bị tổn thương do khí hậu; một loạt các quốc gia đang gặp khó khăn về nợ nần bao gồm Pakistan, Ethiopia và Malawi gần đây đã phải chiến đấu với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đồng thời tình hình cũng làm gia tăng áp lực đối với tài chính công.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng, khi thị trường tài chính ngày càng đưa các rủi ro liên quan đến khí hậu vào các đánh giá của họ, việc vay tiền của các quốc gia đó sẽ càng trở nên khó khăn hơn, khiến các dự án thiết yếu nhằm mục tiêu cắt giảm khí thải và tăng cường khả năng phục hồi khí hậu trở nên “ngoài tầm với”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Return to top