Thế giới

Châu Á: Chỉ số tâm lý kinh doanh phục hồi mạnh mẽ

ClockThứ Tư, 23/09/2020 20:50
TTH - Một cuộc khảo sát của Thomson Reuters/Insead ngày 23/9 cho thấy, chỉ số tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp châu Á phục hồi trong quý III, khi việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19 đã cải thiện doanh số bán hàng.

Hơn 60% châu Á vẫn đóng cửa với khách du lịch, so với 17% châu ÂuKeppel Capital, NPS tìm kiếm cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng tại châu Á

Sản xuất khẩu trang kháng khuẩn tại một công ty ở Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN

Triển vọng của các doanh nghiệp châu Á trong 6 tháng tới được theo dõi bởi chỉ số tâm lý kinh doanh châu Á của Thomson Reuters/Insead đã tăng lên 53 điểm trong quý III, từ mức thấp trong 11 năm là 35 điểm trong quý II, theo cuộc khảo sát trên 103 doanh nghiệp ở 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Con số này cũng cao hơn mốc 50 điểm, cho thấy triển vọng tích cực.

Cuộc khảo sát được đưa ra khi việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trên khắp châu Á đã làm giảm áp lực lên các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù ghi nhận kết quả khác nhau trong khu vực. Trong khi một số nền kinh tế vẫn đang trong suy thoái, một số khác, như Trung Quốc, đang phục hồi ổn định.

Với hơn 2/3 các doanh nghiệp được khảo sát coi đại dịch là nguy cơ hàng đầu, ông Antonio Fatas, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Toàn cầu Insead ở Singapore cho hay: “Chúng ta đang hồi phục với một lượng lớn sự không chắc chắn. Nếu chỉ là vì châu Á, tôi nghĩ các con số sẽ khả quan hơn, nhưng thực tế là thế giới không chỉ có châu Á”. Theo đó, ông Antonio Fatas chỉ ra sự không chắc chắn lớn hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã báo cáo số ca tử vong do COVID-19 ở mức cao nhất, trong khi những con số gia tăng ở châu Âu hiện đang đe dọa đóng cửa các khu vực của lục địa này một lần nữa.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy, khoảng 28% doanh nghiệp trong quý III tỏ ra lạc quan về triển vọng của họ, tăng mạnh so với mức 7,6% trong quý II. Khoảng 60% doanh nghiệp được khảo sát cho hay, họ không thuê hoặc sa thải nhân sự trong quý này; ngược lại với cuộc khảo sát của quý II, trong đó 63% tuyên bố họ đã cắt giảm việc làm. Được biết, cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 31/8 - 14/9.

Trong khi các quốc gia ở châu Á đạt được thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, thì Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo ​​sản lượng trong khu vực sẽ giảm lần đầu tiên trong gần 6 thập kỷ trong năm nay.

Trung Quốc phần lớn đã kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng giữ số ca nhiễm bệnh ở mức tương đối thấp, mặc dù cả 3 quốc gia đều chứng kiến ​​làn sóng lây nhiễm thứ 2. Tuy nhiên, ở một số nơi khác trong khu vực, dịch bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn như tại Ấn Độ, số ca nhiễm bệnh được báo cáo ở mức cao thứ 2 trên toàn cầu.

Ông Satish Shankar, đối tác quản lý khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Tư vấn Quản lý Bain & Company nhận định, nhiều doanh nghiệp trong khu vực sẽ “cần chuyển đổi về cơ bản mô hình kinh doanh của họ” để tồn tại; đồng thời nói thêm rằng, sự phục hồi kinh tế của châu Á sẽ có “mối liên hệ chặt chẽ” với sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Đáng chú ý, nền kinh tế Trung Quốc đã mở rộng 3,2% trong quý II và có thể sẽ tăng trưởng trong năm nay.

THANH NGÂN

 (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Mua ghế massage Xưởng may quần áo bảo vệ đẹp 2024

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top