Thế giới

Châu Á: Cơ hội tỏa sáng

ClockChủ Nhật, 11/06/2023 07:44
TTH - Châu Á hiện là khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, và luôn là mảnh đất đầy cơ hội với phạm vi phát triển kinh tế đáng kinh ngạc. Trong một bài phân tích mới đây trên Business Times, các nhà kinh tế cho rằng, sự hội tụ của các yếu tố thúc đẩy toàn cầu và lực kéo khu vực đang thống nhất với nhau, điều này sẽ mang lại ánh sáng tích cực cho triển vọng trung hạn của châu Á.

Không thể xảy ra gián đoạn thương mại ở châu Á - Thái Bình DươngGiải pháp công nghệ cao không phát thải sẽ đến từ Châu Á

leftcenterrightdel
 Với nhiều cơ hội vượt trội, hiện tại được xem là thời điểm để châu Á tỏa sáng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong năm qua, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách và đồng USD tăng giá đã khiến các nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào việc giảm thiểu rủi ro tại các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, khi triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy yếu và việc cắt giảm lãi suất của FED ngày càng rõ ràng, giới chuyên gia tin rằng các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các cơ hội mới và đặt ưu tiên cao hơn cho các nền tảng kinh tế lành mạnh và tăng trưởng bền vững.

Đó chính là cơ hội của châu Á. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch COVID-19, lục địa này nói chung đã tránh mở rộng tài khóa quy mô lớn, khiến khu vực có lợi thế tốt hơn về tính bền vững tài khóa, đảm bảo “sức khỏe” của hệ thống tài chính. Cán cân thanh toán và bộ đệm dự trữ ngoại hối của châu Á rất mạnh, và các chính phủ trong khu vực đang cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới đầy thú vị.

Những “chú nhạn bay” mới của châu Á

Đặc biệt, Ấn Độ và Đông Nam Á có khả năng trở thành những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thập kỷ này, khi “mô hình đàn nhạn bay” một lần nữa bắt đầu hoạt động.

“Mô hình đàn nhạn bay” là thuật ngữ đề cập đến hệ thống phân cấp phát triển kinh tế của châu Á, trong đó Nhật Bản thời hậu chiến là chú nhạn đầu đàn. Với sự phát triển nhanh chóng và chi phí gia tăng, vào những năm 1970, nước này đã chuyển sản xuất và đầu tư sang đàn nhạn tiếp theo, gồm: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), HongKong (Trung Quốc) và Singapore. Đến đầu những năm 1990, khi đã nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng, các nền kinh tế này, cùng với Nhật Bản, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của đàn nhạn tiếp theo, trong đó có Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây đã mất đi lợi thế so sánh về chi phí thấp, cùng với những trở ngại về địa chính trị, đã tạo tiền đề cho Đông Nam Á và Ấn Độ trở thành những chú nhạn bay cao mới của khu vực, mở ra toàn bộ tiềm năng tăng trưởng.

Công bằng mà nói, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng những nỗ lực ngày càng tăng của chính phủ ở các nền kinh tế này nhằm đẩy nhanh chi tiêu và triển khai cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao trong vòng 3-5 năm tới. Kinh nghiệm từ Bắc Á cho thấy, một khi ngoại thương và FDI đạt đến một khối lượng nhất định, sẽ dẫn đến dòng vốn đầu tư đổ vào mạnh mẽ hơn.

Động lực tăng trưởng mới ở Đông Bắc Á

Ngược lại với phía nam, Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, nhưng cũng là những động lực tăng trưởng mới.

Nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng đã thoát ra khỏi ám ảnh giảm phát kéo dài hàng thập kỷ. Trong khi đó, sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu đang tạo cơ hội cho Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, nơi các nhà sản xuất linh kiện là nhà cung cấp chính một số công nghệ và sản phẩm quan trọng cho nền tảng AI trên toàn cầu. Đối với các nền kinh tế già hóa ở châu Á, công nghệ AI cũng có thể khắc phục tình trạng năng suất đang chậm lại và giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động. Trong khi đó, Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng, chẳng hạn như phương tiện năng lượng mới, pin lithium và sản xuất năng lượng mặt trời.

Tăng trưởng vượt trội trong trung hạn

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức về cấu trúc và những trở ngại địa chính trị, và tốc độ tăng trưởng trung hạn của nước này có thể sẽ chậm lại, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn là một nền kinh tế khổng lồ về quy mô, đóng góp hơn 1/4 vào tăng trưởng toàn cầu.

Ngay cả khi Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, các dự báo trung hạn (2024-2028) của các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế cho châu Á ở mức 4,2% hàng năm, vượt trội so với các thị trường mới nổi khác, như Mỹ Latinh (2,4%), Trung và Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi (hay CEEMEA - 3,2%) và Mỹ (1,8%).

Dù châu Á có sự đầu tư không đồng đều, nhưng khi việc định giá lại thị trường sẽ mang lại ánh sáng tích cực cho châu Á. Các nhà kinh tế kỳ vọng điều này sẽ thay đổi, và thừa nhận rằng châu Á đang trên đà lấy lại vị thế trong nền kinh tế toàn cầu mà khu vực đã từng nắm giữ trong thế kỷ 18. Tăng trưởng nhanh hơn sẽ thu hút nhiều dòng vốn hơn, nâng cao niềm tin kinh doanh và thúc đẩy đầu tư trong nước.

Hiện tại, sự không chắc chắn và ảm đạm đang phủ bóng toàn cầu, nhưng một khi lớp bụi trầm lắng xuống, giới chuyên gia tin rằng các nhà đầu tư toàn cầu sẽ sớm bắt đầu cân nhắc những cơ hội vượt trội của châu Á. Và rõ ràng, thế giới đang giành “sân khấu” cho châu Á tỏa sáng trong trung hạn.

Tố Quyên (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo”, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt kết quả thiết thực, vững chắc; tạo động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh...

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top