Thế giới

Châu Á có nguy cơ tổn thất 8,5 nghìn tỷ USD hàng năm do biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 07/12/2020 15:18
TTH.VN - Số lượng thiên tai do biến đổi khí hậu ngày càng tăng đang trở thành mối đe dọa đối với các nền kinh tế châu Á.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng khu vực nặng nề nhấtChâu Âu trải qua thời kỳ lũ lụt tồi tệ nhất trong 500 năm

Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn ở Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tạp chí Nikkei Asia đã phân tích dữ liệu của tổ chức phi lợi nhuận Viện Tài nguyên Thế giới và phát hiện ra rằng, vào năm 2030, sản lượng kinh tế của những nơi trên thế giới vốn phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt ven sông sẽ là 17 nghìn tỷ USD. Châu Á chiếm khoảng 1/2 trong số này, ở mức 8,5 nghìn tỷ USD; trong đó, các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Các phát hiện cho thấy, nhu cầu cấp thiết phải phát triển cơ sở hạ tầng để giảm thiểu tác động của lũ lụt.

Trung Quốc đã ghi nhận một lượng mưa lớn trong năm nay, từ tháng 1 - 9 đã có lũ lụt nhiều hơn 80% so với một năm bình thường, dọc theo 836 con sông của quốc gia này, bao gồm cả sông Trường Giang. 73 triệu người bị ảnh hưởng, nhiều hơn gần 20% so với mức trung bình trong 5 năm qua. Thiệt hại trực tiếp đối với nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thương mại lên tới hơn 200 tỷ nhân dân tệ.

Ngoài ra, một loạt các thiên tai liên quan đến khí hậu ấm hơn có khả năng ảnh hưởng đến các nhà máy, nhà cửa và đe dọa hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong dài hạn.

Tạp chí Nikkei Asia đã sử dụng một công cụ do Viện Tài nguyên Thế giới phát triển, nhằm tính toán rủi ro lũ lụt để phân tích mức độ thiệt hại kinh tế có thể xảy ra nếu biến đổi khí hậu tiếp tục với tốc độ hiện tại. Theo tính toán, nếu tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục diễn ra với tốc độ như hiện nay, vào năm 2030, lượng GDP chịu rủi ro từ sự kiện lũ lụt nghiêm trọng sẽ là 17 nghìn tỷ USD, chiếm 12% GDP toàn cầu được dự báo trong đó năm.

4 trong số 5 quốc gia đứng đầu về mức độ rủi ro là ở khu vực châu Á. Con số về giá trị của toàn châu Á là 8,5 nghìn tỷ USD, khoảng 1/2 tổng số của thế giới. Thiếu các biện pháp phòng chống lũ lụt hiệu quả, con số này được dự báo ​​sẽ đạt 14 nghìn tỷ USD vào năm 2050 và 24 nghìn tỷ USD vào năm 2080.

Ngoài ngập lụt ven sông, nguy cơ ngập lụt ven biển do nước biển dâng cũng đang gia tăng; sử dụng dữ liệu của Viện Tài nguyên Thế giới để phân tích tác động kinh tế từ lũ lụt ven biển nghiêm trọng vào năm 2030, tác động toàn cầu lên tới 850 tỷ USD, trong đó châu Á chiếm khoảng 70% trên tổng số.

Theo số liệu của công ty tái bảo hiểm Munich Re ở Đức, số lượng thiên tai gây thiệt hại kinh tế đang tiếp tục tăng lên, chạm mức 820 thiên tai vào năm 2019, tăng gấp 3 lần so với năm 1980. Trong số những thảm họa đó, lũ lụt đã tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ.

Qua đó, Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra rằng: "Đầu tư vào các biện pháp bảo vệ như đê và mương không chỉ quan trọng để bảo vệ hàng triệu người, nhà cửa và doanh nghiệp của họ, mà còn giúp tăng trưởng nền kinh tế, khi đối mặt với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu tăng cao, cơ sở hạ tầng là một giải pháp linh hoạt, hiệu suất cao; đồng thời cũng tạo ra việc làm".

Biến đổi khí hậu cho thấy, các quốc gia trên thế giới cần tiếp tục đầu tư để ngăn ngừa thiên tai và duy trì tăng trưởng bền vững.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top