Thế giới

Châu Á dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng ví điện tử

ClockThứ Năm, 13/06/2024 17:26
TTH.VN - Theo báo cáo mới nhất của công ty xử lý thanh toán Worldpay, ví điện tử (còn gọi là ví kỹ thuật số) là phương thức thanh toán phát triển nhanh nhất trên thế giới và châu Á đang dẫn đầu về phương thức thanh toán này.

Liên minh châu Âu công bố kế hoạch triển khai ví điện tử định danhNền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến đạt 218 tỷ USD Thái Lan “bơm” 15,23 tỷ USD vào nền kinh tế thông qua kế hoạch ví kỹ thuật sốCứ 2 người thì sẽ có 1 người sử dụng ví di động vào năm 2025

 Ví điện tử là phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất ở châu Á trong năm 2023. Ảnh minh họa: Bangkok Post/Laodong

Theo báo cáo mới nhất của công ty xử lý thanh toán Worldpay, ví điện tử (còn gọi là ví kỹ thuật số) là phương thức thanh toán phát triển nhanh nhất trên thế giới và châu Á đang dẫn đầu về phương thức thanh toán này.

Trên toàn cầu, ví điện tử chiếm 50% giao dịch mua hàng thương mại điện tử và 30% giao dịch mua hàng tại cửa hàng trong năm 2023, chiếm 14.000 tỷ USD giá trị giao dịch và con số này dự kiến sẽ lên đến 25.000 tỷ USD vào năm 2027.

Worldpay cho biết người tiêu dùng ở châu Á - Thái Bình Dương là những người sử dụng ví điện tử nhiều nhất, trong khi việc sử dụng thẻ vật lý (thẻ ngân hàng) và tiền mặt đang tiếp tục xu hướng giảm.

Được biết trong năm 2023, 70% các giao dịch thanh toán trực tuyến và 50% thanh toán tại cửa hàng ở châu Á - Thái Bình Dương đã sử dụng ví điện tử - đạt mức cao nhất trong tất cả các khu vực.

Tổng chi tiêu ở châu Á - Thái Bình Dương cho ví điện tử - bao gồm cả mua hàng thương mại điện tử và giao dịch tại điểm bán hàng (POS), lên tới gần 10.000 tỷ USD vào năm 2023. Trung Quốc là nước dẫn đầu các giao dịch này.

Trong khi đó, chi tiêu bằng ví điện tử ở châu Âu chỉ chiếm 30% giao dịch thương mại điện tử và 13% thanh toán thực tế. Còn tại Mỹ, việc sử dụng ví điện tử chiếm 37% doanh số bán hàng trực tuyến và 42% chi tiêu thực tế.

Ông Phil Pomford, Tổng giám đốc nhóm thương mại điện tử của Worldpay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết “ngoài sự tiện lợi, công nghệ sinh trắc học trong ví điện tử cho phép thanh toán chỉ bằng nhận diện khuôn mặt hoặc dấu vân tay mang lại cảm giác an toàn và bảo mật cao hơn… Rõ ràng điện thoại của bạn có thể bị đánh cắp, nhưng không ai có thể sử dụng thẻ của bạn mà không nhận dạng khuôn mặt, trong khi thẻ vật lý của bạn có thể bị đánh cắp và sử dụng thông qua thanh toán không tiếp xúc”.

Châu Á dẫn đầu

Tỷ lệ sử dụng ví điện tử để thanh toán thương mại điện tử của người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng lên 77% và thanh toán khi mua hàng tại cửa hàng sẽ tăng lên 66% vào năm 2027, trong khi việc sử dụng tiền mặt và thẻ tiếp tục giảm dần đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Năm ngoái, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu toàn cầu khi 82% chi tiêu thương mại điện tử và 66% giao dịch mua hàng thực tế được thực hiện bằng ví điện tử, với tổng giá trị giao dịch khoảng 7.600 tỷ USD. Thậm chí, nhiều người ở Trung Quốc còn không mang theo ví truyền thống trong tay và chỉ mang theo điện thoại di động khi ra khỏi nhà.

Được biết, thị trường thanh toán của Trung Quốc chủ yếu được dẫn dắt bởi ba thương hiệu phổ biến là ví kỹ thuật số Alipay và WeChat Pay và thẻ UnionPay. 

Báo cáo dự đoán đến năm 2027, 86% thương mại điện tử và 79% doanh số bán hàng tại cửa hàng ở Trung Quốc sẽ được giao dịch bằng ví điện tử.

Ấn Độ - quốc gia đông dân nhất thế giới với số lượng thanh niên đông nhất, cũng không bị tụt lại quá xa.

Hơn 50% người dân Ấn Độ đã sử dụng ví điện tử để thanh toán mua hàng trực tuyến và tại cửa hàng vào năm ngoái và Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) nội địa của quốc gia này là một trong những ứng dụng giao dịch phổ biến nhất.

Worldpay dự kiến, việc sử dụng ví điện tử trong các giao dịch bán hàng trực tuyến và tại cửa hàng truyền thống dự kiến sẽ tiếp tục là lựa chọn thanh toán chính ở Ấn Độ, chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng vào năm 2027.

Tại châu Á, thẻ tín dụng vẫn chiếm ưu thế ở các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản (57%), Hàn Quốc (56%) và Singapore (42%). Tuy nhiên, các nước đang phát triển như Indonesia (40%), Philippines (34%) và Việt Nam (36%) yêu thích việc sử dụng ví điện tử hơn các phương thức thanh toán khác.

“Nhiều thị trường trong số này vẫn còn lượng dân số không có tài khoản ngân hàng khá lớn. Và do đó, việc đột nhiên có phương thức thanh toán kỹ thuật số này trên điện thoại di động rõ ràng là rất thuận tiện và đã phát triển cực kỳ nhanh chóng trong vài năm qua”, ông Pomford giải thích.

Được biết, báo cáo trên của Worldpay được đưa ra dựa trên kết quả các cuộc khảo sát tại 40 thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cũng như Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh, và một lần nữa khẳng định ví điện tử đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027

Theo báo cáo “Dự báo chi tiêu công nghệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Forrester công bố, chi tiêu công nghệ trong khu vực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục mạnh mẽ và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 6,4 - 7,4% hàng năm, đạt mức 876 tỷ USD vào năm 2027.

Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Đẩy mạnh chi trả chế độ bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt

Chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 bởi những lợi ích mà nó mang lại cho cá nhân người thụ hưởng. Vì vậy, BHXH tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng tỷ lệ người nhận trợ cấp và lương hưu qua thẻ ATM, hướng tới xây dựng thành công Chính phủ số, đồng thời tránh rủi ro trong bảo quản tiền mặt, thuận tiện trong chi tiêu và giảm nguy cơ tiếp xúc không an toàn.

Đẩy mạnh chi trả chế độ bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt
Return to top