Thế giới

Châu Á đang đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu

ClockThứ Sáu, 08/04/2022 21:30
TTH - Châu Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, nhưng đồng thời cũng là nơi “đóng góp” lớn nhất vào sự nóng lên toàn cầu. Theo báo cáo của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, trong năm 2021, hơn 57 triệu người ở khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khí hậu.

Vai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậuChâu Á: Nhiệt độ bất thường gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi nămChâu Á có nguy cơ tổn thất 8,5 nghìn tỷ USD hàng năm do biến đổi khí hậuĐông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khác

Nhiều quốc gia ở châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Ảnh: Nautilus

Và đáng lo ngại, những rủi ro mà châu Á phải đối mặt sẽ ngày càng gia tăng.

Đầu tuần này, Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của LHQ đã công bố một báo cáo nêu rõ rằng, những nỗ lực hiện tại để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hiện là chưa đủ.

Đặc biệt, những nỗ lực để giảm thiểu rủi ro đó vẫn chưa thực sự đầy đủ trên một số mặt, nhất là đối với Trung Quốc và Ấn Độ - hai trong số ba quốc gia phát thải lớn nhất trên thế giới.

Châu Á đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm khử carbon, vì khu vực này chiếm gần một nửa tổng lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khu vực này thể hiện sự không đồng đều, với mức độ phát thải và dễ bị tổn thương thay đổi đáng kể theo từng quốc gia.

Theo CNBC, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ gần đây đã đạt được một số tiến bộ trong các nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng phát thải làm nóng hành tinh, nhưng những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của châu Á lại nằm ở những nơi khác.

Ví dụ, Đông Nam Á có mực nước biển dâng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới và gánh chịu nhiều nguy cơ khí hậu. Mặc dù mọi quốc gia ở Đông Nam Á đã ký Hiệp định Khí hậu Paris, nhưng hầu hết đều có ít chiến lược để ngăn chặn những rủi ro khí hậu nghiêm trọng nhất.

Ngân hàng Phát triển châu Á cảnh báo, nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát, nền kinh tế Đông Nam Á có thể giảm 11% vào cuối thế kỷ này.

Theo ông Woetzel, chuyên gia của McKinsey, “các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ cần đầu tư nhiều hơn mức trung bình toàn cầu, tính theo tỷ trọng GDP, để đảm bảo tăng trưởng ít phát thải và khử carbon”.

Cho đến nay, bất chấp những nỗ lực của châu Á, các mô hình khí hậu mô phỏng cho thấy vẫn sẽ khó hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 1,5 độ C ngay cả khi đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc lồng ghép các chính sách khí hậu vào các kế hoạch phát triển quốc gia là “việc quan trọng trước mắt” để giảm thiểu tác hại của sự gia tăng nhiệt độ, IPCC khuyến nghị.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Reuters & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Return to top