Thế giới

Châu Á: Hợp tác khu vực cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch

ClockChủ Nhật, 21/08/2022 07:07
TTH - Đây là nhận định được ông Muyi Yang, nhà phân tích chính sách điện cao cấp khu vực châu Á của Tổ chức tư vấn năng lượng Ember (Vương quốc Anh) đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia.

Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạchĐông Nam Á khẳng định thế mạnh về năng lượng sạchĐầu tư 131 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch để ngăn chặn biến đổi khí hậu

Một tổ hợp năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

Cuộc cách mạng năng lượng sạch

Theo nhà phân tích này, ngành điện của châu Á đã đứng trước cuộc cách mạng năng lượng sạch trong thập kỷ qua, được thúc đẩy bởi tiến bộ về công nghệ, cũng như những mong muốn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và việc làm xanh.

Trong vài năm gần đây, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đã tăng vọt lên các vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng công suất năng lượng mặt trời trên thế giới. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển quốc gia do Indonesia và Philippines công bố cũng cho thấy sự mong muốn để bắt kịp với xu hướng này.

Sự tăng trưởng đặc biệt đáng chú ý của năng lượng mặt trời tại một số nền kinh tế lớn của châu Á là minh chứng cho sự thay đổi thực sự đang diễn ra. Công suất năng lượng mặt trời của Ấn Độ đã tăng từ mức dưới 100 megawatt (MW) vào năm 2010 lên gần 50 gigawatt (GW) hồi cuối năm ngoái. Tại Nhật Bản, công suất năng lượng mặt trời hiện đã cao hơn gấp 20 lần so với mức từng được ghi nhận trong năm 2010.

Với công suất điện mặt trời của Trung Quốc ở mức 307 GW, các nhà phân tích dự báo quốc gia này có khả năng sẽ đạt được 1.200 GW công suất năng lượng gió và năng lượng mặt trời vào năm 2026, sớm hơn 4 năm so với kế hoạch.

Trong khi đó, tổng công suất năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Việt Nam đã tăng gần gấp 4 lần kể từ năm 2019. Bộ Công Thương cũng đã đề xuất bổ sung 2,4 GW công suất năng lượng mặt trời, như một phần của kế hoạch năng lượng lớn tiếp theo của đất nước.

Cơ hội, thách thức và hợp tác

Trong bối cảnh cuộc cách mạng năng lượng sạch của châu Á ngày càng sâu rộng, các cơ hội đầu tư khổng lồ sẽ được mở ra, với tiềm năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và việc làm, cũng như tuổi thọ của người dân có thể được cải thiện đáng kinh ngạc nhờ ô nhiễm không khí sụt giảm đáng kể.

7 quốc gia châu Á hiện lọt vào danh sách 40 thị trường hàng đầu trong Chỉ số hấp dẫn quốc gia về năng lượng tái tạo (RECAI) do Công ty dịch vụ chuyên nghiệp EY công bố; trong đó, Ấn Độ được xếp hạng là thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới để đầu tư vào năng lượng mặt trời.

Một báo cáo liên quan gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kết luận, nếu Đông Nam Á khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo đáng kinh ngạc của mình trong vài năm tới, khu vực này có thể tạo ra tỷ USD trong các cơ hội đầu tư hàng năm, và hơn 30 triệu việc làm vào năm 2030.

Để đạt được những lợi ích này, các nhà hoạch định chính sách trên khắp khu vực sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng lại các hệ thống điện, nhằm phù hợp với sự chuyển đổi nhanh chóng trong hỗn hợp năng lượng, trong khi cung cấp nguồn điện đáng tin cậy và giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.

Theo ông Muyi Yang, cuộc cách mạng năng lượng sạch sẽ không chỉ đơn thuần là việc lắp đặt thêm nhiều tấm pin mặt trời; mà sẽ kéo theo các cải cách nhằm xây dựng lại ngành điện để cho phép năng lượng mặt trời và các công nghệ năng lượng sạch khác phát triển đột phá.

Qua đó, hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn sẽ là chìa khóa. Không một quốc gia nào trong khu vực, ngay cả những quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào và nền tảng công nghiệp vững chắc, có thể một mình giải quyết những thách thức này một cách hiệu quả. Điều này sẽ bao gồm việc định hình lại các hệ thống điện cũ, không linh hoạt, dần loại bỏ các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tiếp tục thiết lập tính ưu việt của thị trường trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch điện năng.

Yếu tố cuối cùng là thị trường điện và các cải cách quy định đã đạt được ít tiến bộ ở nhiều quốc gia châu Á. Đây là lý do tại sao hợp tác quốc tế và khu vực chặt chẽ hơn đóng vai trò là chìa khóa. Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của công suất năng lượng mặt trời; song, nguồn năng lượng này vẫn chỉ mới bứt phá thành thị phần 2 con số trong sản lượng điện tổng thể.

Để năng lượng mặt trời trở thành một nguồn năng lượng điện đáng kể hơn nhiều trên khắp khu vực, cũng như phù hợp với tiềm năng của thập kỷ tới, các quốc gia cả trong và ngoài châu Á cần hợp tác với nhau. Hiện đã có những tín hiệu cho thấy cách tiếp cận mang tính hợp tác đang được thực hiện. Trong đó, động thái kết nối các mạng lưới năng lượng giữa Lào và Singapore được xem là một bước tiến tốt.

Mặt khác, cần có sự hợp tác sâu hơn giữa các cấp Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự để đảm bảo tất cả các quốc gia châu Á đều có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng, kiến ​​thức và tài chính cần thiết để làm sạch ngành điện. Chỉ khi đó, việc chia sẻ kiến ​​thức mới có thể được nâng cao và các thông lệ quốc tế tốt nhất được điều chỉnh tốt hơn, nhằm giúp tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực.

Trong thập kỷ qua, châu Á đã có các khoản đầu tư lớn vào năng lượng mặt trời, và điều này cần được ca ngợi. Thách thức hiện nay là chuyển đổi những khoản đầu tư ban đầu này sang một quá trình khử carbon trên phạm vi rộng hơn đối với các hệ thống điện trên toàn khu vực. Hợp tác quốc tế chân thành và chặt chẽ hơn, không cạnh tranh, sẽ định hình nên một phần lớn giải pháp cho thách thức này, nhà phân tích của Ember kết luận.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Return to top