Thế giới

Châu Á: Phân phối vắc-xin không công bằng đe dọa quá trình phục hồi toàn cầu

ClockThứ Bảy, 30/01/2021 15:17
TTH.VN - Một động thái mà cả thế giới đã dành phần lớn năm 2020 để chờ đợi - vắc-xin Covid-19 - cuối cùng đã đến với chúng ta. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, sự kết thúc của đại dịch vẫn còn xa vời.

Châu Á - Thái Bình Dương thận trọng triển khai vaccine Covid-19Các nước châu Á và kế hoạch phê duyệt, sử dụng vaccine COVID-19ADB: Châu Á có vai trò quan trọng trong nỗ lực phát triển vaccine chống COVID-19

Việc phân phối vắc-xin không công bằng cho các nước nghèo hơn có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN

Đó là bởi vì việc tiếp cận với 1 (hoặc 2) liều vắc-xin thực sự phụ thuộc vào mức độ giàu có của quốc gia đó. Ví dụ, ở Singapore, tất cả 5,7 triệu công dân, người nước ngoài và người lao động nhập cư đã được hứa nhận được vắc-xin miễn phí vào quý 3 năm nay.

Nước láng giềng Indonesia cũng đã bắt đầu phát động chiến dịch, mặc dù chương trình của họ đang ở giai đoạn sớm hơn và đã tiêm 368.000 mũi, tương đương 0,14% dân số. Trong khi đó, Ấn Độ đã tiêm 2 triệu mũi (0,15%). Nhưng tồi tệ nhất là tình hình ở Campuchia, Lào và Myanmar, nơi các chuyên gia tin rằng có thể mất hơn 5 năm để hoàn thành một chương trình tiêm chủng đại trà.

Nếu vấn đề lớn nhất của năm 2020 là Covid-19, thì vấn đề lớn nhất của năm 2021 là sự bất bình đẳng về vắc-xin. Nói một cách đơn giản, các nước giàu đang chiếm phần nhiều hơn.

Theo cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), trong số 12,5 tỷ liều mà các nhà sản xuất vắc-xin lớn đã cam kết sản xuất trong năm nay, 6,4 tỷ liều đã được đặt hàng trước, chủ yếu từ các quốc gia giàu có. Một số quốc gia có thể sẽ sở hữu vắc-xin nhiều hơn số lượng cần thiết. Ví dụ, Canada và Anh đã đảm bảo đủ vắc-xin để tiêm cho công dân nhiều hơn từ 3 đến 5 lần nhu cầu của họ.

Trong số các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), EIU cho rằng Singapore sẽ hoàn thành tiêm chủng toàn dân trước tiên vào năm 2021, tiếp theo là Việt Nam, Brunei, Thái Lan và Malaysia vào năm 2022, sau đó là Indonesia và Philippines vào năm 2023. Campuchia, Lào và Myanmar sẽ “không thể đạt được điều này trong vòng 5 năm tới”, theo chuyên gia phân tích nghiên cứu Imogen Page-Jarrett.

Ông Agathe Demarais, Giám đốc dự báo toàn cầu tại EIU, cho biết khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo là rất rõ rệt. Nhưng bất kỳ quốc gia giàu có nào đã đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin và nhắm mắt làm ngơ trước những vấn đề như vậy thì nên suy nghĩ lại. Bởi, bất bình đẳng về vắc-xin không chỉ là vấn đề của người nghèo - nó cũng sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của người giàu.

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu của Phòng Thương mại Quốc tế cho thấy sự bất bình đẳng về vắc-xin có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại tới 9,2 nghìn tỷ USD. Và gần một nửa trong số đó, tương đương 4,5 nghìn tỷ USD, sẽ do các nền kinh tế tiên tiến gánh chịu. Nguyên nhân là hoạt động xuất khẩu của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi tiêu thụ giảm và các vấn đề về chuỗi cung ứng gây ra do tình trạng đóng cửa ở các nền kinh tế đang phát triển, làm tắc nghẽn nguồn cung hàng hóa trung gian.

Giáo sư Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore chỉ ra, số lượng các nền kinh tế tiên tiến hiện ít hơn các nền kinh tế mới nổi. “Vì vậy, điều này có nghĩa là vẫn sẽ có một phần lớn thế giới không được chủng ngừa sau nửa năm nay.” Ông nhấn mạnh thêm: “Bây giờ cần phải rõ ràng rằng những gì xảy ra ở một quốc gia có khả năng ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới.”

Anh Tuấn (Lược dịch từ SCMP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top