Thế giới

Châu Á quyết dập "sóng" BA.5

ClockThứ Bảy, 13/08/2022 10:20
Reuters đưa tin hôm 12/8, vài thành phố ở Hải Nam - Trung Quốc đã tuyên bố gia hạn phong tỏa. 900.000 người dân ở Đông Phương và Trừng Mại sẽ phải ở nhà trong khoảng 3-4 ngày hoặc 1 tuần nữa; trong khi lệnh cấm theo giờ được áp đặt tại thủ phủ Hải Khẩu.

Mỹ sẽ tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 9Đậu mùa khỉ có thể bùng phát trên toàn cầuTiềm năng tương lai từ du lịch biển và ven biểnChâu Á-Thái Bình Dương lại đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của COVID-19Các Chính phủ thế giới bình tĩnh hành động trước làn sóng COVID-19 mới

Trung Quốc cảnh giác cao độ vì chuẩn bị đón Thế Vận Hội mùa đông vào tháng 2-2022. Ảnh: Báo Tân Kinh

Vài triệu người ở các thành phố khác, bao gồm nhiều du khách mắc kẹt tại Tam Á, không biết rõ chừng nào các hạn chế được dỡ bỏ.

Thành Quan, thành phố lớn nhất Tây Tạng, cũng đã yêu cầu người dân không ra ngoài trừ khi có việc đặc biệt và khẩn cấp, đồng thời tiến hành khử trùng tại các khu vực công cộng. Nhiều thành phố nhỏ khác khắp Trung Quốc đưa ra yêu cầu tương tự, như một phần của chính sách "zero - Covid năng động" mà Trung Quốc đang theo đuổi.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết trong ngày 11/8 trước đó cả nước có tổng cộng 1.851 ca nhiễm mới. Trung Quốc cũng thuộc về khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khu vực có nhiều ca Covid-19 nhất thế giới 2 tuần qua.

Thế nhưng ở Nhật Bản, quốc gia có số ca nhiễm mới chiếm 1/3 khu vực Tây Thái Bình Dương và cao nhất thế giới, một mùa hè với hoạt động du lịch sôi động đang diễn ra, trong bối cảnh chính phủ quyết định sống chung với Covid-19 vì tự tin dân số có tỉ lệ tiêm chủng cao và sức khỏe nền tốt.

Theo NHK, Nhật Bản đã có số ca Covid-19 cao nhất thế giới tuần thứ 3 liên tiếp là 1.496.968 ca, chiếm 20% tổng số ca toàn cầu trong tuần thống kê sau cùng của WHO (từ 1 đến 7-8) và tăng 9% so với tuần trước. 1.002 ca tử vong được ghi nhận trong tuần, cao thứ tư thế giới sau Mỹ, Brazil và Ý.

Số ca nhiễm hằng ngày của Nhật đã vượt mốc 250.000 kể từ hôm 10-8, trong ngày cũng có 251 người tử vong, 597 người đang phải chăm sóc đặc biệt. Theo Kyodo, đây là làn sóng Covid-19 thứ 7 tại Nhật, được đón nhận bình tĩnh nhưng thận trọng trong bối cảnh mối lo ngại quá tải y tế đã được đề cập.

Báo cáo dịch tễ vài tuần liên tiếp của WHO cho thấy "tâm dịch" Covid-19 dịch chuyển ngày một rõ sang Tây Thái Bình Dương, khu vực có Việt Nam và một phần lớn châu Á.

Thống kê mới nhất mà Báo Người Lao Động nhận được từ WHO khuya 10-8 cho thấy Tây Thái Bình Dương chiếm tới 48% số ca Covid-19 mới toàn cầu (3,375 /6,98 triệu ca), dù số tử vong chỉ chiếm 17% (2.436 ca). Trong khi đó, châu Âu và châu Mỹ, nơi BA.5 tấn công trước, đã "hạ nhiệt" vài tuần liên tiếp.

Tuy nhiên, trên bản đồ tử vong của WHO, hầu hết Tây Thái Bình Dương vẫn có màu xanh lá cây (dưới 0,5 ca/100.000 dân), ngoại trừ Úc với màu xanh nước biển (1,51-3 ca/100.000 dân), nơi đang phải chiến đấu đồng thời với dịch cúm và mùa đông. Nhật Bản cũng được biểu thị bằng màu xanh lá hơi ngả xanh (0,5-1,51 ca tử vong/100.000 dân).

BA.5 Omicron tiếp tục là biến thể thống trị của làn sóng, chiếm tới 70% trong các trình tự gien SARS-CoV-2 được gửi về cơ sở dữ liệu toàn cầu GISAID. WHO nhấn mạnh họ đang theo dõi sát các "BA.5.X", tức các dòng dõi con của BA.5, vốn xuất hiện ngày một đa dạng khắp thế giới.

Theo Người Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Return to top