Biểu tượng đồng euro tại Đức. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong đó, khối khu vực có kế hoạch tạo ra khoản nợ xanh có giá trị lên tới 225 tỷ euro. Kế hoạch của EU chắc chắn là một thắng lợi lớn đối với lĩnh vực này, chỉ 4 năm sau đợt phát hành trái phiếu xanh có chủ quyền đầu tiên.
"Từ quan điểm thị trường, quan điểm phát triển và quan điểm biến đổi khí hậu, các dịch vụ của EU sẽ "thay đổi"”, ông Mitch Reznick, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định bền vững tại Công ty Hermes Fund Managers cho biết.
Đáng chú ý, kế hoạch phát hành khổng lồ nói trên là kế hoạch mới nhất để tài trợ cho các gói giải cứu từ đại dịch COVID-19, dẫn đến sự gia tăng về nợ trên toàn cầu. Cho đến nay, nhu cầu về tài sản xanh không ghi nhận sự thiếu hụt, nhờ sự bùng nổ của hoạt động đầu tư có ý thức về môi trường.
Theo Công ty Dịch vụ Tài chính Morningstar, số lượng các quỹ tương hỗ chỉ số bền vững và quỹ giao dịch hối đoái, cũng như tài sản trị giá 250 tỷ USD của họ đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua.
Ông Frans Timmermans, trưởng bộ phận khí hậu của EU cho rằng, lượng nhà đầu tư lớn hơn này là một cơ hội để khối tài trợ cho sự thay đổi.
Trong khi đó, bà Trisha Taneja, người đứng đầu mảng tài chính bền vững của Tập đoàn Ngân hàng Tư nhân lớn nhất Đức Deutsche Bank, một trong những ngân hàng dẫn đầu về bán trái phiếu xanh của quốc gia này khẳng định: “Nhu cầu sẽ tiếp tục vượt nguồn cung ít nhất là trong thời gian tới”.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)