Thế giới

Châu Âu phản đối lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga

ClockChủ Nhật, 13/09/2015 16:50
TTH.VN - Ngày 13/9, một nhà bình luận chính trị ở tiểu bang Kentucky (Mỹ) cho hay, các nước châu Âu phản đối kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế mới của Mỹ chống lại Nga, động thái làm leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột ở Ukraine.


Mỹ không được các nước đồng minh ủng hộ về biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Ảnh: PressTV

"Châu Âu không muốn áp đặt lệnh trừng phạt mới với Nga", nhà bình luận chính trịJohn Miranda nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn điện thoại hôm nay (13/9).

Theo ông Miranda, "lý do chính mà các nhà lãnh đạo châu Âu đến để tham dự cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine ở Minsk là vì Đức và Pháp không muốn gia tăng căng thẳng với Nga và họ muốn có hòa bình”.

Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh ở Minsk, Belarus vào ngày 11/2 năm nay, các nhà lãnh đạo đến từ Nga, Ukraine, Đức và Pháp đã nhất trí một loạt biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng xung đột đang diễn ra ở khu vực phía đông Ukraine.

Tuy nhiên hôm qua (12/9), Mỹ cảnh báo Nga rằng các lệnh trừng phạt đối với nước này sẽ giữ nguyên tại chỗ cho đến khi hiệp định hoà bình ở Ukraine được thực hiện đầy đủ.

"Chúng tôi chắc chắn rằng, cho đến khi hiệp định Minsk được hoàn thành, các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ", Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định.  

Liên quan đến việc Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Nga, ông Miranda nói: "Ai sẽ thực hiện áp đặt lệnh trừng phạt mới? Anh sẽ không làm điều đó, Đức sẽ không, và Pháp cũng thế."

Như vậy, theo nhận định của nhà bình luận chính trị Miranda, Mỹ sẽ không có đồng minh hỗ trợ để áp đặt các biện pháp trừng phạt này.

Được biết, Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt nhằm vào 11 cá nhân và 15 công ty của Nga, trong đó có cả chi nhánh tập đoàn dầu khí Nga Rosneft. Đại sứ quán Mỹ tại Nga nói rằng, Washington không xem lệnh trừng phạt mới là động thái kích thích căng thẳng hai nước mà đó chỉ là một bước để đảm bảo lệnh trừng phạt được đưa ra trước đó vẫn còn hiệu quả.

Nga nhấn mạnh hành vi khiêu khích này không chỉ gây tổn hại cho quan hệ Nga – Mỹ mà còn làm cản trở các hợp tác trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu, đồng thời khẳng định Moscow sẽ phản ứng lại trước những động thái gây hấn như vậy.

 

Lê Thảo (lược dịch từ PressTV & The Guardian)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách

Hãng hàng không Qantas Airways, tuy không nổi tiếng với các chính sách giảm giá thường xuyên, song ghi nhận trong năm nay đã giảm giá vé đến 6 lần. Cùng lúc đó, hãng hàng không Virgin Australia trung bình cũng đưa ra ít nhất 1 đợt giảm giá vé/tháng. Ngay cả Ryanair Holdings, hãng hàng không đi tiên phong trong dịch vụ du lịch hàng không giá rẻ ở châu Âu, mới đây cũng cho biết các chuyến bay đang dần trở nên rẻ hơn.

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách
Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”

Một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày 24/7 trên tạp chí Environmental Health Perspectives cho biết “hóa chất vĩnh cửu” (PFAS) độc hại đang ngày càng được sử dụng nhiều trong thuốc trừ sâu, đe dọa sức khỏe con người khi làm ô nhiễm nguồn nước và được phun vào các loại thực phẩm thiết yếu.

Mối đe dọa đáng lo ngại khi thuốc trừ sâu ngày càng chứa nhiều “hóa chất vĩnh cửu”
UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Return to top