Thế giới

Cháy rừng đẩy Sydney vào top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới

ClockThứ Bảy, 23/11/2019 15:24
TTH.VN - Bang New South Wales của Úc phải đối mặt với mức ô nhiễm không khí tồi tệ nhất từng được ghi nhận vào hôm qua (22/11), khi khói từ các vụ cháy rừng lan rộng đã dẫn đến sự gia tăng đột biến các ca nhập viện và nhiều mối nguy hiểm, bao gồm tầm nhìn kém cho người lái xe.

Cháy rừng nghiêm trọng tại Tây ÚcAustralia: Cháy rừng nghiêm trọng đe dọa mạng sống của hàng trăm chú gấu koalaAustralia tiếp tục khốn đốn vì nguy cơ cháy rừng gia tăngGiới chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây cháy rừng thảm khốc ở AustraliaCháy rừng ở Australia có thể do thời tiết thay đổi ở Ấn ĐộAustralia vật lộn với hơn 100 vụ cháy rừng dọc bờ biển phía Đông

Thành phố Sydney rơi vào danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới do cháy rừng. Ảnh: Daily Telegraph/Baomoi

Sydney, thành phố lớn nhất của New South Wales, đã bị bao trùm trong khói mù dày đặc ngày thứ 4 liên tiếp, trở thành một vụ việc hiếm hoi và rơi vào danh sách 10 thành phố hàng đầu có mức ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới.

Ngay cả khi nhiệt độ mát mẻ hơn đã mang lại chút nhẹ nhõm cho các nhân viên cứu hỏa vốn đang phải chiến đấu với hàng loạt đám cháy trong nhiều ngày qua ở khắp 4 bang, nhiều người trong số 7,5 triệu cư dân của New South Wales cũng có dự tính sơ tán để tránh hỏa hoạn và khói mù từ các đám cháy.

Theo lời thị trưởng của thị trấn Bourke, nằm cách khoảng 800 km về phía tây bắc của Sydney, ô nhiễm không khí ở khu vực này cao hơn 15 lần so với mức an toàn được khuyến nghị vì những cơn gió mạnh đã thổi bay cả khói bụi và bụi mịn được tích tụ sau 3 năm hạn hán trên khắp nước Úc.

Được biết, các đám khói mù mang theo các hạt gây ô nhiễm, có thể được hấp thụ vào máu, và gây ra mức độ ô nhiễm cao nhất được ghi nhận ở New South Wales. Các quan chức y tế cho biết,  73 người đã phải điều trị do các vấn đề về hô hấp trong tuần qua, gấp đôi mức bình thường.

Vào một số thời điểm trong những ngày gần đây, thủ đô Sydney xếp thứ 8 trên bảng xếp hạng toàn cầu của Air Visual về các thành phố có mức ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới, trên cả Jakarta và Thâm Quyến, và chỉ sau Mumbai.

Chính sách khí hậu

Cháy rừng ở Úc đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và phá hủy hơn 400 ngôi nhà kể từ đầu tháng 11. Hỏa hoạn vẫn đang bùng cháy ở các bang New South Wales, Victoria, Nam Úc và Queensland.

Cuộc khủng hoảng cháy rừng đã gây áp lực lên Thủ tướng Scott Morrison của nước này khi các nhà phê bình nói rằng nhà lãnh đạo Úc đã không làm đủ để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu – vấn đề mà các nhà khí tượng học cho là nguyên nhân làm kéo dài thời gian của mùa có thời tiết dễ gây hỏa hoạn.

Cháy rừng là vấn nạn phổ biến ở Úc nhưng mùa cháy năm nay đã bắt đầu sớm hơn nhiều so với bình thường, với gió mạnh và nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C trước khi bắt đầu mùa hè.

Hôm qua, Thủ tướng Morrison đã một lần nữa bác bỏ mọi liên quan giữa các vụ hỏa hoạn và các chính sách bảo thủ của chính phủ, trong đó có chính sách hỗ trợ cho ngành than.

Chính phủ Úc đã cam kết theo Thỏa thuận Paris sẽ giảm phát thải 26%-28% vào năm 2030 so với mức phát thải năm 2005. Các nhà phê bình chỉ ra rằng, các dự đoán hiện tại cho thấy nước này sẽ không đáp ứng mục tiêu đó và đã kêu gọi chính phủ đưa ra các chính sách để giải quyết tình trạng này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Return to top